Bất ngờ món đồ chơi Trung thu hot nhất thời bao cấp

Tàu thủy sắt từng là món đồ chơi Trung thu rất hot vào thời bao cấp. Sẽ là một điều rất đáng tiếc nếu những hình ảnh thân thuộc này không còn quay trở lại với người Hà Nội...

Trong suốt thời bao cấp cho đến đầu những năm 1990, tàu thủy sắt là món đồ chơi Trung thu rất "hot", gắn liền với ký ức về Tết Trung thu của nhiều thế hệ trẻ em Hà Nội.

Trong suốt thời bao cấp cho đến đầu những năm 1990, tàu thủy sắt là món đồ chơi Trung thu rất "hot", gắn liền với ký ức về Tết Trung thu của nhiều thế hệ trẻ em Hà Nội.

Món đồ chơi này làm bằng thiếc (lấy từ các loại vỏ hộp cũ) sơn màu rực rỡ, có nhiều kích cỡ khác nhau, thường được bán ở các phố Hàng Thiếc, Hãng Mã, Lương Văn Can vào trước Tết Trung thu.

Món đồ chơi này làm bằng thiếc (lấy từ các loại vỏ hộp cũ) sơn màu rực rỡ, có nhiều kích cỡ khác nhau, thường được bán ở các phố Hàng Thiếc, Hãng Mã, Lương Văn Can vào trước Tết Trung thu.

Điều lý thú nhất của tàu thủy sắt là chúng không chỉ để bày mà còn có thể di chuyển trên mặt nước và và phát ra tiếng kêu như động cơ tàu thủy thật.

Điều lý thú nhất của tàu thủy sắt là chúng không chỉ để bày mà còn có thể di chuyển trên mặt nước và và phát ra tiếng kêu như động cơ tàu thủy thật.

Tàu thủy sắt chạy được vì có "động cơ" nằm trong thân tàu, gồm ba phần: nồi hơi, bình dầu và hai ống dẫn, đều được làm bằng thiếc.

Tàu thủy sắt chạy được vì có "động cơ" nằm trong thân tàu, gồm ba phần: nồi hơi, bình dầu và hai ống dẫn, đều được làm bằng thiếc.

Để tàu chạy, đầu tiên phải đổ đầy nước vào hai đầu ống dẫn ở đáy tàu. Sau đó đốt bình dầu, đặt dưới nồi hơi và đưa tàu xuống nước. Sau khi đốt khoảng 30 giây, tàu bắt đầu chạy.

Để tàu chạy, đầu tiên phải đổ đầy nước vào hai đầu ống dẫn ở đáy tàu. Sau đó đốt bình dầu, đặt dưới nồi hơi và đưa tàu xuống nước. Sau khi đốt khoảng 30 giây, tàu bắt đầu chạy.

Nguyên lý hoạt động rất đơn giản: Lửa đốt nóng nồi hơi, truyền nhiệt vào ống dẫn nước khiến nước trong ống sôi lên và tạo lực đẩy tàu di chuyển. Tàu chạy khoảng hai, ba phút sẽ cạn dầu và dừng lại.

Nguyên lý hoạt động rất đơn giản: Lửa đốt nóng nồi hơi, truyền nhiệt vào ống dẫn nước khiến nước trong ống sôi lên và tạo lực đẩy tàu di chuyển. Tàu chạy khoảng hai, ba phút sẽ cạn dầu và dừng lại.

Khi chạy tàu phát ra tiếng kêu “phành phạch”. Tiếng kêu này được tạo ra bởi lá đồng mỏng nằm giữa nồi hơi bị đẩy theo hai chiều lên - xuống theo tác động của nhiệt và lực đàn hồi.

Khi chạy tàu phát ra tiếng kêu “phành phạch”. Tiếng kêu này được tạo ra bởi lá đồng mỏng nằm giữa nồi hơi bị đẩy theo hai chiều lên - xuống theo tác động của nhiệt và lực đàn hồi.

Vừa chơi tàu thủy sắt, trẻ em còn vừa có thể rút ra nhiều bài học khoa học lý thú, nhất là các lý thuyết cơ bản về nhiệt học, chuyển động.

Vừa chơi tàu thủy sắt, trẻ em còn vừa có thể rút ra nhiều bài học khoa học lý thú, nhất là các lý thuyết cơ bản về nhiệt học, chuyển động.

Trong quá khứ, nghề làm tàu thủy và các đồ chơi bằng sắt vốn là nghề truyền thống ở làng Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong thời kỳ hoàng kim, các sản phẩm đồ chơi của làng Khương Hạ rất phong phú, và tàu thủy sắt chỉ là một phần trong đó.

Trong quá khứ, nghề làm tàu thủy và các đồ chơi bằng sắt vốn là nghề truyền thống ở làng Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong thời kỳ hoàng kim, các sản phẩm đồ chơi của làng Khương Hạ rất phong phú, và tàu thủy sắt chỉ là một phần trong đó.

Đến thập niên 1990, khi đồ chơi cho trẻ em trở nên phong phú hơn, các món đồ chơi chạy pin hấp dẫn trẻ bằng màu sắc, âm thanh khiến đồ chơi bằng sắt thủ công của làng Khương Hạ dần vắng bóng trên phố phường Hà Nội.

Đến thập niên 1990, khi đồ chơi cho trẻ em trở nên phong phú hơn, các món đồ chơi chạy pin hấp dẫn trẻ bằng màu sắc, âm thanh khiến đồ chơi bằng sắt thủ công của làng Khương Hạ dần vắng bóng trên phố phường Hà Nội.

Những hình ảnh trong bài này được chụp ở phố Hàng Mã vào năm 2008, cách đây tròn 10 năm. Khi đó làng Khương Hạ chỉ còn một gia đình làm tàu thủy sắt. Đây cũng là sản phẩm duy nhất của làng Khương Hạ còn có mặt trên thị trường thời điểm đó.

Những hình ảnh trong bài này được chụp ở phố Hàng Mã vào năm 2008, cách đây tròn 10 năm. Khi đó làng Khương Hạ chỉ còn một gia đình làm tàu thủy sắt. Đây cũng là sản phẩm duy nhất của làng Khương Hạ còn có mặt trên thị trường thời điểm đó.

Theo ghi nhận, trong một vài năm gần đây, tàu thủy sắt gần như không còn xuất hiện ở phố Hàng Mã vào dịp Tết Trung thu. Sẽ là một điều rất đáng tiếc nếu những hình ảnh thân thuộc này không còn quay trở lại với người Hà Nội...

Theo ghi nhận, trong một vài năm gần đây, tàu thủy sắt gần như không còn xuất hiện ở phố Hàng Mã vào dịp Tết Trung thu. Sẽ là một điều rất đáng tiếc nếu những hình ảnh thân thuộc này không còn quay trở lại với người Hà Nội...

Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bat-ngo-mon-do-choi-trung-thu-hot-nhat-thoi-bao-cap-1275575.html