Sự đa dạng hóa các loài thực vật có hoa (thực vật hạt kín) là một trong những giai đoạn quan trọng trong lịch sử sự sống làm biến đổi các hệ sinh thái toàn cầu, mang lại sự đa dạng hóa của côn trùng, động vật lưỡng cư, động vật có vú, chim sơ khai và các loài khác, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử địa chất khi cuộc sống trên cạn trở nên đa dạng hơn cuộc sống dưới biển.
Bức xạ khắc nghiệt trong khoảng thời gian từ 65 triệu năm trước đến 135 triệu năm trước khiến thực vật hạt kín thống trị nhiều môi trường đất liền vào cuối kỷ Phấn trắng và thay thế thực vật hạt trần đương nhiệm.
Tuy nhiên, kiến thức của chúng ta về sự tiến hóa ban đầu của loài hoa đặc biệt thuộc thực vật hạt kín lại rất khan hiếm do cấu tạo mỏng manh của nó và do đó tiềm năng tìm thấy hóa thạch của nó là rất thấp.
Phần lớn những gì được biết về sự đa dạng của hoa thực vật hạt kín ban đầu đến từ những bông hoa bị trơ về mặt sinh học thông qua việc đốt cháy và chuyển thành than.
Mới đây, Giáo sư Robert Spicer, nhà nghiên cứu tại Đại học Mở và Phòng thí nghiệm Sinh thái Rừng Nhiệt đới Xishuangbanna, Trung Quốc cho biết, ông cùng nhóm cộng sự đã tìm thấy loại thực vật có hoa hạt kín thuộc giống Phylica và một loại khác là chị em với Phylica - trong hổ phách kỷ Phấn trắng từ mỏ Hkamti và Tanaing, miền bắc Myanmar, chúng có niên đại ít nhất là 99 triệu năm trước.
Hóa thạch đại diện một trong hai loài mới được đặt tên là Phylica piloburmensis,thuộc chi Phylica của họ Rhamnaceae, một nhóm thực vật có nguy cơ tuyệt chủng đang vẫn tồn tại bất chấp các trận cháy rừng thường xuyên.
Hóa thạch hoa còn lại được đặt tên là Eophylica pricastellata, đại diện cho một nhóm chị em với chi hoa Phylica.
Các hóa thạch cho thấy hoa, quả, lá và phấn hoa của chúng không thay đổi mặc dù đã hơn 99 triệu năm tiến hóa, trong đó khủng long biến mất, động vật có vú đa dạng hóa và khí hậu cũng đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ.
Sự bảo tồn tinh tế của những bông hoa hóa thạch này cho thấy chúng cũng thích nghi với lửa, do được tìm thấy cùng với hổ phách, có chứa một phần thực vật bị đốt cháy.
Huỳnh Dũng (Theo Sci-news)