Loài ốc này có tên là Clusterwink, chúng thường được tìm thấy trong các cụm ốc dính chặt trên bờ đá ở bãi biển của Australia. Loài ốc này được xem là loài ốc kỳ lạ nhất thế giới vì chúng có thể tự phát ra ánh sáng.
Không giống như loài ốc sên trên cạn tiết ra chất nhầy phát quang, ốc Clusterwink phát quang sinh học dựa trên một phản ứng hóa học bên trong cơ thể chúng. Khi có sinh vật nào chạm vào, chúng sẽ phát ra một ánh sáng nhấp nháy màu xanh lá cây
Đến nay, khả năng phát sáng của ốc sên Clusterwink vẫn còn là một bí ẩn với các nhà khoa học. Họ giả định rằng đây có thể là công cụ giúp chúng báo động, liên lạc với đồng loại hay gây sợ hãi cho kẻ thù
Đom đóm hay bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ được gọi chung là họ Đom đóm có khả năng phát quang. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không tỏa nhiệt như ánh sáng nhân tạo
Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt, có các tế bào phản quang có chức năng phản chiếu ánh sáng ra ngoài
Sinh vật phù du xuất hiện ở hầu hết các bãi biển trên thế giới, đặc biệt là ở đảo Maldives. Chúng phát ra ánh sáng màu xanh dương, và có xu hướng phát sáng mạnh hơn khi có sự tác động của những cơn sóng
Ánh sáng phát quang này có vai trò giống như một tín hiệu xua đuổi kẻ thù bằng màu sắc, một lời cảnh báo ngầm cho kẻ thù. Mặt khác, nó còn làm sao nhãng kẻ thù, khiến cho kẻ thù mất tập trung, sinh vật phù du nhân cơ hội đó để thoát thân
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, sinh vật phù du phát quang sinh học là tín hiệu thu hút, hỗ trợ sinh vật lớn hơn đến săn copepod - kẻ thù của sinh vật phù du
Loài sứa Atolla sống ở lớp sâu dưới lòng đại dương. Chúng có 22 xúc tu, trong đó một xúc tu lớn hơn những xúc tu khác và dùng để bắt mồi, loài sứa này được mệnh danh là "chiếc đèn di động" của biển cả
Không giống như nhiều loài sứa khác, sứa biển Atolla khi bị tấn công sẽ ngay lập tức phát sáng rực rỡ. Ánh sáng mà nó phát ra có thể chiếu sáng xa tới 91,44m
Khi đó, các loài to lớn hơn sẽ bị thu hút bởi ánh sáng này và phóng ngay đến. Bấy giờ kẻ đi săn lại trở thành con mồi và sứa sẽ tranh thủ cơ hội này thoát thân
Sứa Atolla thường dùng các xúc tu để bắt mồi. Khi con mồi đã bị bắt bởi các xúc tu, chúng quật qua quật lại cho đến khi con mồi không còn sức kháng cự rồi thưởng thức
Bộ cá Vây chân hay còn được gọi là anglerfish - nghĩa là "cá cần câu", loài cá này có một mấu thịt phát triển từ đầu trở thành cơ quan phát sáng có chức năng hoạt động như một mồi câu
Trong quá trình săn mồi, phần vây này sẽ phát sáng, khiến cho những loài cá xung quanh bị thu hút. Sau đó, việc của chúng chỉ là mở chiếc miệng có kích thước lớn và ngoạm toàn bộ con mồi vào bụng
Được biết, cá Anglerfish được xem là "con quỷ" của đáy đại dương vì chúng có hàm răng vô cùng xấu xí nhưng lại vô cùng sắc nhọn, loài cá này thường sinh sống ở vùng biển sâu, không có ánh sáng
Trong các khu rừng ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, người ta vẫn hay bắt gặp những cây nấm phát sáng rực rỡ. Loài nấm này có tên khoa học là Omphalotus nidiformis nhưng thường được mọi người gọi là "nấm ma"
Nấm ma được coi là một loài nấm độc có chứa hợp chất illudin - một chất phát quang hay còn gọi là chất lân tinh gây ngộ độc cho con người khi ăn phải
Các vụ ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa đông xuân, là thời điểm các loại nấm sinh trưởng và phát triển. Vì thế, người dân tuyệt đối không nên lên rừng hái nấm hoang dại ăn
Tắc kèo hoa là một loài sinh vật nổi tiếng, được nhiều người biết đến vì chúng có khả năng đổi màu liên tục theo mùa và thời tiết
Tuy nhiên, rất ít người biết đươc rằng, dưới ánh sáng tia cực tím, xương của nhiều loài tắc kè hoa còn có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang
Sinh vật nhiều chân kỳ dị này là một loài cuốn chiếu, có tên khoa học là Motyxia sequoia. Các nhà khoa học cho rằng loài động vật nhiều chân này đã tiến hóa biện pháp phát sáng trong bóng tối để đối phó với căng thẳng trong cuộc sống khi phải sống trong một môi trường nóng, khô
Ngoài tác dụng giải tỏa stress, ánh sáng màu xanh do cuốn chiếu Motyxia sequoiae phát ra còn có tác dụng cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có thể phun ra chất độc xyanua
Khi ánh sáng loài cuốn chiếu này phát ra không đủ để xua đuổi mối nguy hiểm, chúng còn rỉ chất độc xyanua và mùi hôi từ các chân nhỏ của mình
Loài cuốn chiếu này bị mù, do đó chúng không thể quyến rũ nhau bằng ánh sáng, cũng không dùng ánh sáng để thu hút con mồi. Khả năng phát sáng chỉ là một cơ chế tự vệ kỳ quặc của loài sinh vật này
Theo Sông Hương/An ninh Thủ đô