Bất ngờ với lý giải hành tinh lớn gấp 3 lần Sao Mộc biến mất bí ẩn
Ngôi sao sáng chói khổng lồ lớn gấp 3 lần Sao Mộc từng ngỡ là một ngoại hành tinh đã biến mất khiến các nhà khoa học bối rối, Theregister dẫn thông tin từ Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, viết.
Năm 2008, sau 4 năm quan sát bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble, các nhà khoa học đã công bố phát hiện ra Fomalhaut b, ngôi sao sáng rực, một ngoại hành tinh khổng lồ cách Trái đất khoảng 25 năm ánh sáng.
Tuy nhiên, ngôi sao mờ dần và đến năm 2014, đối tượng đã biến mất bí ẩn. Kính viễn vọng không gian Hubble từng luôn theo sát Fomalhaut b đã không còn nhìn thấy nó.
Các chuyên gia đã “gãi đầu” về số phận của Fomalhaut b, xuất hiện trên quỹ đạo của một ngôi sao sáng không xa Trái đất. Nếu nó thực sự là hoặc là một hành tinh ngoại, nó đã đi đâu? Nếu nó không phải là một hành tinh ngoại, thì đó là gì?
Hiện nay, hai học giả tại Đại học Arizona, Mỹ tin rằng, Fomalhaut b đã tan biến. Rốt cuộc, Fomalhaut b vốn được xem là một ngoại hành tinh, theo bài báo của họ từng được công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia trước đó, thực sự chỉ là một đám mây bụi khổng lồ còn sót lại sau sự va chạm của hai hành tinh phân tán theo thời gian.
"Nghiên cứu của chúng tôi, đã phân tích tất cả dữ liệu lưu trữ Hubble có sẵn trên Fomalhaut đã tiết lộ một số đặc điểm cùng nhau vẽ nên một bức tranh mà vật thể có kích thước hành tinh có thể chưa từng tồn tại ở nơi khởi phát", András Gáspár, một nhà thiên văn học tại Đài quan sát Steward nói.
Cách thức biến mất khiến các nhà khoa học bối rối. Mặc dù vật thể này cực kỳ sáng, nhưng nó dường như không phát ra bất kỳ sức nóng nào. Ví dụ, tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta đều phát ra năng lượng hồng ngoại khi chúng phản xạ bức xạ Mặt trời.
Quỹ đạo Fomalhaut b cũng kỳ quặc và rất lập dị. Tuy nhiên, trở lại năm 2008, các nhà thiên văn học đã tin rằng đó là một hành tinh ngoại khổng lồ có khối lượng gấp 3 lần sao Mộc. Nó xuất hiện dưới dạng một chấm di chuyển có thể nhìn thấy trong các hình ảnh được chụp bởi phạm vi của kính viễn vọng không gian Hubble. Fomalhaut b sau đó bắt đầu mờ đi và đến năm 2014, nó đã mất dạng trước Hubble.
Họ tin Fomalhaut b được tạo ra sau khi hai vật thể băng giá khoảng 125 dặm (200 km) và đập và tan vào nhau.
Va chạm đã để lại một đám mây hạt bụi mịn có thể nhìn thấy trong không gian.
Nó dần biến mất khi đám mây loang dần, mở rộng đến mức không thể nhìn thấy được nữa, và các nhà khoa học cho rằng khi đó nó có kích thước lớn hơn quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời.
Mặc dù phát hiện này đã bị nhầm lẫn, nhưng nó cũng mở ra một loại khám phá hoàn toàn mới khi các vật thể va chạm và phá hủy nhau, George Rieke, giáo sư thiên văn học tại Đại học Arizona, Mỹ, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.