Bầu Đức: 'Mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng'
Sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, ông Đoàn Nguyên Đức đã biến khó khăn thành độc lực xây dựng đế chế nghìn tỷ HAGL và trở thành ông bầu của ĐT U23 Việt Nam.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam là những thành công mà bầu Đức đang nhưng ít ai biết được con đường làm giàu của Bầu Đức trải đầy những gian nan, gian khổ.
Bầu Đức tên thật là Đoàn Nguyên Đức. Ông sinh năm 1962 tại Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bầu Đức sinh ra trong một gia đình đông anh em chẳng mấy khá giả. Mẹ ông phải tần tảo sớm hôm để nuôi 9 anh em ăn học. Tuổi thơ của ông là những bữa cơm độn sắn, độn khoai, là những ngày chăn trâu cắt cỏ ngoài đồng, thả ước mơ vào những cánh diều no gió.
Nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, ông chỉ có quyết tâm duy nhất đó là học thật giỏi để đậu đại học. Sau đó kiếm một cái nghề để thoát khỏi cuộc sống đói nghèo. 10 năm đằng đẵng kéo cày, xẻ đất, cái khổ, cái khắc nghiệt của cuộc sống đã khiến ông Đức nuôi quyết tâm thoát khỏi đói nghèo.
Năm 1982, Bầu Đức bước vào kỳ thi đại học. Lúc ấy, ông mang theo cả khát vọng và ước mơ thời thơ ấu vào kỳ thi. Thế nhưng may mắn dường như chưa đến với ông. Năm ấy ông rớt đại học...Không nản lòng, Đoàn Nguyên Đức lại vùi đầu vào sách vở. Dù cho sáng sáng ông vẫn dắt trâu ra đồng, chiều và tối đến lại tranh thủ học bài...Tuy vậy, dù cố gắng thế nào, ông vẫn không thể bước vào cánh cổng đại học. 4 lần kiên trì theo đuổi ước mơ, cả 4 lần ấy kết quả của ông Đức đều không như ý muốn.
Khi “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”- bầu Đức chia sẻ. Với ý chí, nghị lực sẵn có, bầu Đức quyết tâm khởi nghiệp sau đó vài năm với công việc ban đầu là điều hành một phân xưởng mộc.
Sau một thời gian tích góp từ việc làm thuê, ông Đức quyết tâm khởi nghiệp bằng cách mở một xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh của xã. Những sản phẩm đầu tiên đều do chính tay ông tự cưa, bào, đục đẽo. Sau đó, ông tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất và nhiều lĩnh vực khác.
Năm 1993 ông thành lập công ty tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Sau một thời gian phát triển mạnh mẽ, đến năm 2006, công ty này phát triển thành Công Ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai. HAGL Bầu Đức kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình như khoáng sản, cao su, gỗ, địa ốc và bóng đá...
Năm 2008, Công Ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai niêm yết chứng khoán tại tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã HAG. Chỉ tính đến năm 2010, tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn HAGL đạt 22.524,09 tỷ đồng.
Cũng trong thời điểm đó, chủ tịch HAGL đã rót vốn đậm vào thị trường cao su, khi giá bán đạt đỉnh 5 nghìn USD/tấn bằng các khoản vay ngân hàng, phần lớn đến từ BIDV.
Tuy nhiên con đường phát triển của ông Đức và HAGL không chỉ trải đầy hoa hồng mà còn có cả lúc gian nguy. Tập đoàn HAGL của ông từng vỡ nợ do đầu tư thua lỗ. Năm 2007 – 2008, ngay sau khi rót vốn đầu tư, giá cao su liên tục lao dốc không còn là 2.500-3.000 USD/tấn như “bầu” Đức dự đoán, như vậy 25,000 ha cao su ở Lào đứng trước nguy cơ lỗ nặng.
Không chỉ “nếm quả đắng” ở thị trường cao su, “bầu” Đức cũng đã từng thất bại nặng trong lĩnh vực mía đường và đã chuyển nhượng cho Thành Thành Công. Cuối tháng 9/2018, sau hơn 10 năm niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp của bầu Đức dần ngập chìm trong các khoản nợ. HAG đang có hơn 21.000 tỷ đồng nợ vay, gồm 5.790 tỷ đồng vay ngắn hạn và gần 15.270 tỷ đồng vay dài hạn.
Giữa lúc Hoàng Anh Gia Lai đang ngập sâu trong nợ nần, Chủ tịch Tập đoàn Ôtô Trường Hải – Thaco Trần Bá Dương đã nắm lấy tay bầu Đức. Bằng việc ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với HAGL vào 2 công ty HNG và HAGL Myanmar, công ty này sẽ chi 7.800 tỷ đồng để sở hữu 35% vốn tại HNG và 51% tại HAGL.
Đây không chỉ là hành động cứu vớt HAGL, giúp công ty của ông Đức sớm hoàn thành ác dự án bất động sản tại Myanmar theo cam kết của chính phủ nước này. Sau hơn 1 năm hợp tác, công cuộc tái cơ cấu nợ của ông Dương với doanh nghiệp bầu Đức đang mang lại nhiều kết quả tích cực.
Vượt qua biết bao sóng gió, năm 2011, ông Đức được Wall Street Journal vinh danh là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.
Không chỉ nổi tiếng trong giới kinh doanh bất động sản và nông nghiệp, bầu Đức còn là “người hùng” thầm lặng của đội tuyển bóng đá Việt Nam. Năm 2007, bầu Đức thành lập học viện Hoàng Anh Gia Lai – Arsenal JMG tuyển sinh đào tạo lứa cầu thủ trẻ theo mô hình của Học viện cầu thủ trẻ Arsenal. Học viện đã đào tạo ra nhiều lứa cầu thủ tài năng cho đội tuyển quốc gia Việt Nam như: Lương Xuân Trường, Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Toàn.
Năm 2011, Bầu Đức là đồng sáng lập Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, mục đích nhằm tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Trong những năm dẫn dắt đội tuyển U23 Việt Nam gặt hái nhiều thành công lớn trong nhiều mùa giải, điển hình là kỳ tích trong năm 2018 với danh hiệu á quân châu Á và Top 4 ASIAD 18.
Bá Di (T/h)