'Bẫy ảnh' chụp được loạt động vật quý hiếm nhất thế giới

Những loài động vật siêu quý hiếm trên thế giới khi linh dương Saiga, báo đốm đen,... đã xuất hiện trong bộ ảnh mới được chụp bằng 'bẫy ảnh' của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Hai con heo vòi được bẫy ảnh ghi lại ở công viên quốc gia Juruena, Brazil. Loài này cđược Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào nhóm sắp nguy cấp, với số lượng các thể đang giảm dần do nạn săn bắt động vật hoang dã.

Hai con heo vòi được bẫy ảnh ghi lại ở công viên quốc gia Juruena, Brazil. Loài này cđược Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào nhóm sắp nguy cấp, với số lượng các thể đang giảm dần do nạn săn bắt động vật hoang dã.

 Hình ảnh động vật quý hiếm ghi lại bởi bẫy ảnh cho thấy con Hạc trắng Á Đông vừa đẻ 6 quả trứng vào một chiếc tổ nhân tạo. Đây được coi là loài thể hiện sức khỏe hệ sinh thái lưu vực sông Amur, dòng sông nằm giữa Trung Quốc và Nga, được hai nước nỗ lực bảo tồn.

Hình ảnh động vật quý hiếm ghi lại bởi bẫy ảnh cho thấy con Hạc trắng Á Đông vừa đẻ 6 quả trứng vào một chiếc tổ nhân tạo. Đây được coi là loài thể hiện sức khỏe hệ sinh thái lưu vực sông Amur, dòng sông nằm giữa Trung Quốc và Nga, được hai nước nỗ lực bảo tồn.

Con linh dương Saiga đực có cặp sừng tuyệt đẹp đã bị bẫy ảnh chụp lại ở một hồ nước trong khu bảo tồn Stepnoi ở vùng Astrakhan của Nga. Đây là loài vật đã tồn tại từ rất lâu, may mắn thoát khỏi số phận bị tuyệt chủng như voi ma mút lông xoăn.

Con linh dương Saiga đực có cặp sừng tuyệt đẹp đã bị bẫy ảnh chụp lại ở một hồ nước trong khu bảo tồn Stepnoi ở vùng Astrakhan của Nga. Đây là loài vật đã tồn tại từ rất lâu, may mắn thoát khỏi số phận bị tuyệt chủng như voi ma mút lông xoăn.

Mất môi trường sống, nạn săn bắn và khai thác du lịch đã khiến số lượng cá thể của loài voọc mũi hếch vàng giảm dần. Hiện chỉ còn 800 cá thể sinh sống tại độ cao 2.800 m ở Cam Túc, Trung Quốc.

Mất môi trường sống, nạn săn bắn và khai thác du lịch đã khiến số lượng cá thể của loài voọc mũi hếch vàng giảm dần. Hiện chỉ còn 800 cá thể sinh sống tại độ cao 2.800 m ở Cam Túc, Trung Quốc.

Bẫy ảnh ở thung lũng Gori của Ấn Độ đã chụp được một con báo tuyết và đàn con - một trong những động vật họ Mèo khó nhìn thấy nhất thế giới. Khoảng 450 con báo tuyết bị hại chết hàng năm bởi những tay săn trộm và nông dân bảo vệ vật nuôi.

Bẫy ảnh ở thung lũng Gori của Ấn Độ đã chụp được một con báo tuyết và đàn con - một trong những động vật họ Mèo khó nhìn thấy nhất thế giới. Khoảng 450 con báo tuyết bị hại chết hàng năm bởi những tay săn trộm và nông dân bảo vệ vật nuôi.

Báo Amur là một trong những loài động vật quý hiếm nhất thế giới và cực khó bắt gặp khi chỉ còn khoảng 100 cá thể trong tự nhiên, lại ưa hoạt động về đêm. Con báo Amur tên Typhoon này bị bẫy ảnh bắt gặp tại công viên quốc gia Land of Leopard của Nga.

Báo Amur là một trong những loài động vật quý hiếm nhất thế giới và cực khó bắt gặp khi chỉ còn khoảng 100 cá thể trong tự nhiên, lại ưa hoạt động về đêm. Con báo Amur tên Typhoon này bị bẫy ảnh bắt gặp tại công viên quốc gia Land of Leopard của Nga.

Ngày nay, chỉ có thể tìm thấy đười ươi ở đảo Sumatra và Borneo của Indonesia do môi trường sống của loài này bị phá hủy bởi hoạt động phá rừng lấy đất trồng cọ. Số lượng cá thể đười ươi đã giảm khoảng 50% trong 60 năm qua.

Ngày nay, chỉ có thể tìm thấy đười ươi ở đảo Sumatra và Borneo của Indonesia do môi trường sống của loài này bị phá hủy bởi hoạt động phá rừng lấy đất trồng cọ. Số lượng cá thể đười ươi đã giảm khoảng 50% trong 60 năm qua.

Báo đốm đen hiếm gặp đến nỗi con người không biết chính xác chúng còn bao nhiêu cá thể trong tự nhiên. Loài này là một dạng biến dị di truyền chứ không phải một loài báo riêng biệt.

Báo đốm đen hiếm gặp đến nỗi con người không biết chính xác chúng còn bao nhiêu cá thể trong tự nhiên. Loài này là một dạng biến dị di truyền chứ không phải một loài báo riêng biệt.

Lần đầu tiên bẫy ảnh chụp được con hổ ở Nepal ở độ cao 2.500 m. Chỉ còn khoảng 3.900 con hổ trong tự nhiên và loài này đang bị đe dọa vì mất môi trường sống, đụng độ với con người và nạn săn trộm.

Lần đầu tiên bẫy ảnh chụp được con hổ ở Nepal ở độ cao 2.500 m. Chỉ còn khoảng 3.900 con hổ trong tự nhiên và loài này đang bị đe dọa vì mất môi trường sống, đụng độ với con người và nạn săn trộm.

Một con hươu sừng ngắn bị bẫy ảnh chụp lại ở công viên quốc gia Juruena của Brazil với cách tạo dáng trông như đang nháy mắt. Loài hươu này thường di chuyển một mình và thường bị săn để lấy thịt.

Một con hươu sừng ngắn bị bẫy ảnh chụp lại ở công viên quốc gia Juruena của Brazil với cách tạo dáng trông như đang nháy mắt. Loài hươu này thường di chuyển một mình và thường bị săn để lấy thịt.

Đợt khảo sát mới đây tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (VQG) ở Lâm Đồng nước ta cũng bất ngờ ghi nhận loạt động vật cực quý hiếm trong Sách Đỏ. Đây là hình ảnh rõ nét về loài Mang lớn cực kỳ nguy cấp được ghi nhận qua bẫy ảnh tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà năm 2017

Đợt khảo sát mới đây tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (VQG) ở Lâm Đồng nước ta cũng bất ngờ ghi nhận loạt động vật cực quý hiếm trong Sách Đỏ. Đây là hình ảnh rõ nét về loài Mang lớn cực kỳ nguy cấp được ghi nhận qua bẫy ảnh tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà năm 2017

Có đến 7 ghi nhận về cầy vằn khi mới khảo sát một nửa diện tích VQG. Hiện tại, rất ít khu bảo tồn ở Việt Nam có nhiều ghi nhận như vậy về loài này.

Có đến 7 ghi nhận về cầy vằn khi mới khảo sát một nửa diện tích VQG. Hiện tại, rất ít khu bảo tồn ở Việt Nam có nhiều ghi nhận như vậy về loài này.

Nhím bạch tạng quý hiếm xuất hiện trong bẫy ảnh.

Nhím bạch tạng quý hiếm xuất hiện trong bẫy ảnh.

Phát hiện gần nhất về gấu chó trong tự nhiên.

Phát hiện gần nhất về gấu chó trong tự nhiên.

Phát hiện con vật quý hiếm trong truyền thuyết, 100 năm mới thấy một lần. Nguồn: Youtube

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bay-anh-chup-duoc-loat-dong-vat-quy-hiem-nhat-the-gioi-1415494.html