Bé 20 ngày tuổi đã mắc viêm màng não mủ, dấu hiệu phát hiện sớm bệnh này

Nhiều người cho rằng chỉ trẻ lớn, người lớn mới mắc viêm màng não mủ, tuy nhiên bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Mới đây bé 20 ngày tuổi ở Đà Nẵng bị sốt cao liên tục, đi kèm giảm bú, đại tiện phân nhầy... được đưa đến viện khám và các bác sĩ cho biết bé bị viêm màng não mủ.

Viêm màng não mủ là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu nội khoa ngay lập tức, vì tiên lượng nặng, dễ tử vong. Nếu may mắn điều trị khỏi, người bệnh có thể gặp các di chứng vĩnh viễn như: Rối loạn tâm thần, điếc, liệt… hoặc một số tổn thương nghiêm trọng khác.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, cứ 20 trẻ bị bệnh viêm màng não sẽ có 1 trẻ tử vong, nếu may mắn sống sót thì 20 - 25% trẻ phải gánh chịu di chứng nặng nề về thần kinh như rối loạn tâm thần, điếc, liệt, khó khăn trong kiểm soát hành vi và nhận thức… hoặc một số tổn thương nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân gây viêm màng não mủ

Có nhiều nguyên nhân gây viêm màng não mủ, trong đó có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau như: Haemophilus Influenzae (vi khuẩn Hib), Neisseria Meningitidis (vi khuẩn não mô cầu), Streptococcus Pneumoniae (vi khuẩn phế cầu)… Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng, rồi di chuyển lên não gây viêm màng não mủ.

Ở trẻ sơ sinh, vi khuẩn gây viêm màng não mủ thường gặp là vi khuẩn Escherichia Coli, vi khuẩn Listeria, liên cầu khuẩn nhóm B. Tuy nhiên, tần suất gây bệnh của từng loại vi khuẩn, nấm gây viêm màng não mủ tùy thuộc vào độ tuổi cũng như một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức đề kháng cơ thể.

Ai cũng có thể mắc viêm màng não mủ, song tác nhân gây viêm màng não mủ có thể đã xâm nhập, tồn tại ở hệ hô hấp trong thời gian dài, khi gặp yếu tố thuận lợi sẽ tấn công lên não bộ, gây viêm màng não mủ.

Những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị các mầm bệnh xâm nhập gây bệnh viêm màng não mủ, gồm:

Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ bị ngạt sau sinh, mẹ bị nhiễm trùng ối hoặc sốt lúc mang thai…
Người bị suy giảm miễn dịch: Người già, người nhiễm HIV/AIDS, người điều trị thuốc ức chế miễn dịch, người mắc các bệnh lý nền như tổn thương ở tai, viêm xoang, chấn thương sọ não…
Người bị nghiện rượu.

Không chỉ ở trẻ em, người lớn cũng có thể mắc viêm màng não mủ, với nguyên nhân thường gặp là phế cầu khuẩn, não mô cầu, tụ cầu khuẩn từ tai mũi họng, phổi theo đường máu vào trong não. Hoặc vi khuẩn có thể trực tiếp đi vào não sau chấn thương nứt vỡ sọ. Những người bị viêm xoang, chấn thương sọ não, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch… đều dễ mắc viêm màng não mủ.

Viêm màng não mủ do vi khuẩn có thể lây trực tiếp từ người qua đường hô hấp.

Viêm màng não mủ do vi khuẩn có thể lây trực tiếp từ người qua đường hô hấp.

Dấu hiệu viêm màng não mủ

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà thời gian ủ bệnh viêm màng não mủ là khác nhau, thông thường là từ 2 - 10 ngày. Các triệu chứng của viêm màng não mủ thường khởi phát đột ngột như: Sốt cao, nôn ói, đau đầu, cứng gáy, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, xuất huyết hoặc ban xuất huyết với hình dạng bất thường trên da… Trong đó, đau đầu dữ dội, không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau là triệu chứng đặc trưng nhất để nhận biết bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, tùy từng độ tuổi mà bệnh viêm màng não mủ sẽ có những dấu hiệu cảnh báo riêng biệt, cụ thể:

BS Nguyễn Văn Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/be-20-ngay-tuoi-da-mac-viem-mang-nao-mu-dau-hieu-phat-hien-som-benh-nay-169230818112526976.htm