Bé gái mắc bệnh tâm lý vì cha mẹ ít quan tâm, thiếu sự đồng hành
Cha mẹ cô bé không ngờ lời nói nhảm nhí của con lại ẩn chứa một nhu cầu khác.
Ảnh minh họa
Trẻ em khi còn nhỏ có trí tưởng tượng mạnh mẽ, đôi khi cũng có thể nói với cha mẹ một số câu chuyện kỳ lạ, song không phải lúc nào lời nói của trẻ cũng không đáng lưu tâm. Câu chuyện của cô bé Lưu Tử Hàm (5 tuổi) ở Thượng Hải (Trung Quốc) là một ví dụ.
Tử Hàm tuy là con một nhưng cha mẹ cô bé lại rất bận rộn nên ít nhận được sự quan tâm. Sáng, khi Tử Hàm thức dậy là lúc cha mẹ đã đi làm, bên cạnh em chỉ có người giúp việc. Chuyện cuối tuần cả nhà đi chơi cùng nhau cũng vô cùng hiếm hoi. Thời gian bên cạnh nhau của 3 người nhiều nhất là vào giờ ăn tối, cả nhà cùng xem tivi, sau đó ai về phòng nấy.
Có một ngày, Tử Hàm bỗng nói với mẹ: "Mẹ, người trong TV đang đi ra". Người mẹ chỉ coi đó là những lời nhảm nhí của đứa trẻ, vì vậy cô nói: "Phải vậy không, nếu thế là quá tốt, những người đi ra trên TV có thể chơi với Tử Hàm". Nói xong, người mẹ lại nhận được một cuộc điện thoại khác, ngay lập tức rời đi.
Nhưng điều kỳ lạ là trong 7 ngày liên tiếp, Tử Hàm vẫn luôn miệng nói cùng một câu. Chuyện này vừa khiến họ hoài nghi vừa có phần lo lắng. Hai người sau đó đưa con gái đến bệnh viện. Bác sĩ thực hiện một loạt các cuộc kiểm tra, ông kết luận: "Con gái của anh chị có dấu hiệu của bệnh hoang tưởng".
Ông phân tích: bởi vì cha mẹ Tử Hàm quá ít giao tiếp với con, đứa trẻ liền tưởng tượng ra, nhân vật trên TV có thể đi ra chơi cùng mình. Thực sự là tiềm thức của đứa trẻ cần sự đồng hành của cha mẹ.
Hai vợ chồng sau đó mỗi ngày đều về nhà đều cùng con xem TV hoặc vẽ tranh, thứ bảy chủ nhật còn có thể đưa con đến công viên hoặc sân chơi. Cho đến một ngày, Tử Hàm xem TV và nói: "Ba mẹ ơi, những người trong TV nói lời tạm biệt với con, sau này không chơi với con bởi vì con đã có ba mẹ rồi".
4 cách để đồng hành cùng con
Tác giả người Nhật Bản Ibuka Masaru trong cuốn sách ''Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn'' viết: "Thứ duy nhất mà cha mẹ cần làm đó là hãy dành nhiều thời gian hơn để yêu thương con". Trong quá trình nuôi dạy con, món quà quý giá nhất mà cha mẹ mang đến cho con chính là ở bên cạnh con. Thực tế, dành thời gian cho con thực ra không phải là việc bạn có thể cho con bao nhiêu tiếng mỗi ngày, mà là bạn sử dụng nó như thế nào.
Thứ nhất, đặt thiết bị điện tử xuống
Dẹp điện thoại sang một bên, chơi cùng con, hoặc nếu không chơi cùng thì hãy dõi mắt về con với sự ấm áp, tin tưởng. Điều đó không những đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho con mà còn khiến tình cảm bố con, mẹ con ngày càng bền chặt. Trẻ sẽ cảm nhận rõ nét được tình cảm yêu thương, sự gắn bó của bố mẹ; có những kỷ niệm êm đềm, vui vẻ cùng gia đình mà trẻ sẽ nhớ mãi khi lớn lên.
Thứ hai, hiểu nhu cầu của trẻ
Nhu cầu của trẻ ở mỗi giai đoạn là khác nhau nhưng 0-5 tuổi là thời gian cha mẹ cần đồng hành nhiều hơn để trẻ có một cảm giác an toàn. Đây là thời điểm quan trọng để bạn bắt đầu dạy trẻ cách để kiểm soát cảm xúc của bản thân; Dạy bé về các phép tắc cư xử khi giao tiếp như biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, làm ơn…; Luôn tập trung lắng nghe khi con muốn nói chuyện. Sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của trẻ.
Dành cuối tuần với trẻ
Thời gian này, gia đình có thể làm đồ ăn nhẹ với nhau, đi đến công viên dã ngoại. Việc vui chơi trong không gian mở, không khí trong lành chứa nhiều yếu tố tác động tới phát triển tinh thần và thể chất cho trẻ. Cùng nhau đi chơi sẽ giúp bố mẹ và các con được trải qua những ký ức hạnh phúc. Bên cạnh đó, đi chơi cũng giúp trẻ mở mang tầm mắt, độc lập, sống có trách nhiệm hơn, trở nên linh hoạt, dễ thích nghi với thay đổi. Và đặc biệt, việc đi chơi giúp trẻ thoát ra khỏi vùng an toàn.
Thứ tư, khuyến khích trẻ
Một số cha mẹ có con nhút nhát, không thích nói chuyện, lúc này phàn nàn là vô ích, ngược lại càng làm cho trẻ không muốn nói chuyện. Cha mẹ nên khuyến khích con để con cải thiện từng bước nhỏ.
Bậc phụ huynh nên trò chuyện với con nhiều hơn. Lắng nghe con tâm sự, bởi khi con trẻ tìm đến bố mẹ để tâm sự là lúc con trẻ cần mình nhất, bố mẹ là nơi an toàn nhất để trẻ có thể mạnh dạn chia sẻ khó khăn của mình. Chấp nhận và tôn trọng ý kiến của con bằng cách không phán xét, cho con trọn vẹn được chia sẻ ý kiến của mình.