Bé trai 2 tuổi ngộ độc tím người, đau bụng, nôn mửa do ăn gà rán, khoai tây chiên để qua đêm

Một cậu bé 2 tuổi ở Giang Tô (Trung Quốc) đột nhiên bị đau bụng, nôn mửa và toàn thân tím sẫm vì ăn gà rán và khoai tây chiên để qua đêm. Bác sĩ kết luận cậu bị ngộ độc nitrite, xét nghiệm điện di huyết sắc tố (HgB) đạt 40.7%, cao gấp nhiều lần bình thường.

Mới đây, Lele, một cậu bé 2 tuổi ở Thường Châu (Giang Tô, Trung Quốc) đột nhiên bị đau bụng, nôn mửa, toàn bộ cơ thể chuyển thành màu tím sẫm. Hoảng sợ trước tình trạng của con, cha mẹ đã đưa cậu bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thường Châu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau khi kiểm tra, chỉ số điện di huyết sắc tố (HgB) của Lele ở mức cao, đạt 40,7%, cao hơn nhiều lần so với mức bình thường (<1,5%), bác sĩ kết luận cậu bé bị ngộ độc nitrite. Ngay lập tức, Lele được điều trị bằng cách truyền dịch xanh methylen, vitamin C... Tình hình của Lele hiện tại đã được cải thiện và từ từ trở lại bình thường.

Khi tìm hiểu nguyên nhân, mẹ Lele mới nhớ ra rằng trước đó cậu bé đã ăn nốt chỗ gà rán và khoai tây chiên còn lại từ đêm qua để trên bàn. Đó có thể là nguyên nhân gây nhiễm độc nitrite?

Nitrite là gì?

Khi nói đến nitrite, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các món ăn để qua đêm mà không được bảo quản đúng cách, các thực phẩm muối chua và nó cũng là một chất gây ung thư. Trên thực tế, nitrite là một chất rất phổ biến trong cuộc sống và nó là một hợp chất chứa nitơ tương đối phổ biến trong tự nhiên.

Sự hiện diện của một lượng nhỏ nitrite không phải là điều quá khủng khiếp. Một lượng nitrat và nitrite nhất định có trong thực vật trong tự nhiên, hàm lượng tùy theo loại rau, phương pháp canh tác và phương pháp bảo quản sau khi thu hoạch. Nitrite thường được sử dụng làm phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm thịt, chẳng hạn như thịt hộp, xúc xích ngâm... và cũng có thể đóng vai trò cải thiện hương vị, bảo quản và tạo màu sắc cho thực phẩm.

Vậy tại sao Lele bị ngộ độc nitrite?

Các loại thực phẩm thịt như gà rán được thêm vào một lượng nitrite trong quá trình bảo quản và chế biến như đã nêu ở trên. Nếu chúng không được làm lạnh mà được đặt trên nhiệt độ phòng, điều này sẽ gây ra sự phát triển của vi khuẩn, làm nitrite vượt quá tiêu chuẩn.

Nitrite là một chất oxy hóa mạnh. Sau khi cơ thể, nó sẽ kết hợp với hemoglobin trong máu, từ đó chuyển oxyhemoglobin thành methemoglobin, làm mất khả năng mang oxy vốn có của máu đi khắp cơ thể.

Từ đó gây ra sự thiếu oxy, cơ thể chuyển sang màu xanh tím. Nếu một lượng lớn nitrite được ăn vào cùng một lúc, các phản ứng ngộ độc cấp tính khác nhau có thể xảy ra, chẳng hạn như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy và thậm chí giảm huyết áp, khó thở và hôn mê, có thể đe dọa tính mạng.

Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc nitrite?

- Tốt nhất không nên có thức ăn thừa, nếu có thức ăn thừa nên được đóng gói kín và bảo quản nhanh chóng trong tủ lạnh để giảm sự phát triển của vi sinh vật. Trước khi sử dụng lại, hãy nhớ làm nóng lại để giảm rủi ro.

- Các thực phẩm muối chua chỉ nên được ăn sau ít nhất 20 ngày. Vì nitrite hòa tan trong nước nên hãy rửa kỹ thực phẩm muối chua trước khi ăn.

- Nên chọn mua các loại muối đảm chất chất lượng, tránh mua phải muối công nghiệp có hàm lượng nitrat cao.

- Hạn chế ăn salad sống không rõ nguồn gốc của rau củ.

Tham khảo thêm tại Kknews, Thepaper, QQ

Chơn

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/be-trai-2-tuoi-ngo-doc-tim-nguoi-dau-bung-non-mua-do-an-ga-ran-khoai-tay-chien-de-qua-dem-2202029610309549.htm