Bến Tam Giang - Vang vọng truyền thuyết

Vùng đất ngã ba Hạc- nơi hợp lưu của ba dòng sông: Sông Thao - sông Đà - sông Lô thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì.

Đền Tam Giang tọa lạc tại vùng đất ngã ba Hạc - nơi hợp lưu của ba dòng sông: Sông Thao, sông Đà, sông Lô.

Đền Tam Giang tọa lạc tại vùng đất ngã ba Hạc - nơi hợp lưu của ba dòng sông: Sông Thao, sông Đà, sông Lô.

“Xinh thay ngã ba Hạc
Lạ thay ngã ba HạcDưới họp một dòng sôngTrên chia ba ngácNgóc ngách khôn đo rộng hẹp, dòng biếc lẫn dòng đàoLênh lang dễ biết nông sâu, nước đen pha nước bạc”…
(Ngã ba Hạc Phú - Nguyễn Bá Lâm)Vùng đất ngã ba Hạc- nơi hợp lưu của ba dòng sông: Sông Thao - sông Đà - sông Lô thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Theo sử sách còn chép lại, Bạch Hạc được Vua Hùng chọn làm kinh đô đầu tiên của Nhà nước Văn Lang xưa với tên gọi: Bạch Hạc Tam Giang - Bạch Hạc Từ; Bạch Hạc Phong Châu. Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi đây mang dấu ấn lịch sử, văn hóa truyền thống của thời đại Hùng Vương cùng dòng chảy văn hóa của người Việt. Bạch Hạc cũng là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quân sự, địa điểm án ngữ về giao thông đường thủy, đường bộ giữa vùng đồng bằng và vùng trung du Bắc Bộ đã đi vào những trang sử hào hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa Đền Tam Giang và Chùa Đại Bi, theo truyền thuyết dân gian và nguồn tư liệu còn lưu giữ lại, Đền Tam Giang, phường Bạch Hạc sơ khởi là một đại quán có tên Thông Thánh được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ VII - năm Vĩnh Tuy (650). Quần thể công trình kiến trúc Đền Tam Giang được xây dựng theo lối kiến trúc “Tiền thần, hậu Phật”, trên khu đất rộng, thoáng, phía sau dựa vào núi Tam Đảo, mặt tiền nhìn ra sông Lô. Đền thờ các nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Vũ Phụ Trung Dực Uy Hiển Vương; Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và thờ Mẫu Quách A Nương-vị tướng đã giúp Hai Bà Trưng đánh giặc… Để tưởng nhớ công lao của các vị thần chủ, những người có công với đất nước, dân tộc, hằng năm, người dân Bạch Hạc mở 3 kỳ lễ hội chính, kỳ đầu từ ngày mồng 3 đến hết ngày mồng 5 tháng Giêng, kỳ sau từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 3 (kỳ thánh sinh), kỳ cuối là ngày 25 tháng 9 âm lịch (ngày thánh hóa). Lễ hội được tổ chức tại Đền Tam Giang và khu vực phụ cận, là dịp để tái hiện lịch sử, công lao của các vị thần linh đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và cầu mong cho dân giàu, nước mạnh, gia đình hạnh phúc.

Được đầu tư tôn tạo, tu bổ khang trang, hàng ngày khu di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Tam Giang và Chùa Đại Bi đón nhiều du khách đến thăm viếng.

Được đầu tư tôn tạo, tu bổ khang trang, hàng ngày khu di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Tam Giang và Chùa Đại Bi đón nhiều du khách đến thăm viếng.

Cũng giống như nhiều lễ hội truyền thống khác, lễ hội Bạch Hạc, Đền Tam Giang xuất phát từ hội làng, là loại hình sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật huyền thoại trong lịch sử là Thổ Lệnh và Thạch Khanh. Cùng với tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, lễ hội Bạch Hạc, Đền Tam Giang còn mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, thể hiện thông qua việc tôn vinh các nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Mặc dù được tổ chức ở phạm vi làng hay nói cách khác đây là lễ hội riêng của làng Bạch Hạc, được tổ chức hằng năm nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng, tuy nhiên lễ hội Bạch Hạc lại có sức lan tỏa rộng lớn trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người Việt, gắn liền với không gian di tích, lễ hội của vùng Đất Tổ. Các hoạt động trong lễ hội đều mang đậm dấu ấn lịch sử của vùng đất Văn Lang xưa.Ông Nguyễn Lại Thái Hưng - Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Hạc cho biết: Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những truyền thuyết về bến Tam Giang, phường Bạch Hạc vẫn được lưu truyền, nối tiếp. Để bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của quê hương, phường Bạch Hạc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử, văn hóa và khôi phục lại các lễ hội truyền thống của địa phương như rước nước, lễ tế cùng các trò chơi dân gian truyền thống như: Thi bơi chải, kéo co, cờ người... Đồng thời, duy trì tổ chức các hoạt động thường xuyên hàng năm và nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo người dân. Với sự cố gắng nỗ lực của chính quyền địa phương, sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân, năm 2010, khu di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Tam Giang và chùa Đại Bi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngoài Đền Tam Giang, trên địa bàn phường còn 5 di tích được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Các lễ hội được tổ chức trên địa bàn phường mang những giá trị đặc biệt, không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng mà còn trở thành sản phẩm thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch của địa phương. Đặc biệt, tháng 9 âm lịch vừa qua, Lễ hội Bạch Hạc, Đền Tam Giang đã được đón bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia.Cuộc sống hiện đại, xã hội ngày càng phát triển, Bạch Hạc hôm nay đã khác trước nhiều. Tuy nhiên, về Bạch Hạc, thăm bến Tam Giang, cùng với việc chứng kiến sự đổi thay từng ngày trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, du khách còn được trải nghiệm, hòa mình vào không gian của lịch sử, truyền thuyết vùng đất cổ. Và chính sự hòa quyện ấy đã đem đến cho Bạch Hạc những nét riêng đặc sắc không phải nơi nào cũng có…

Vĩnh Hà

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/dat-nguoi-phu-tho/201912/ben-tam-giang-vang-vong-truyen-thuyet-168064