Bên trong bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở TP.HCM

Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế là nơi đang tiếp nhận điều trị cho nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch.

Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP.HCM là một trong 3 trung tâm hồi sức tích cực được Bộ Y tế quyết định thành lập. Ngày 24/8, trung tâm này chính thức đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị. (Ảnh: BVCC).

Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP.HCM là một trong 3 trung tâm hồi sức tích cực được Bộ Y tế quyết định thành lập. Ngày 24/8, trung tâm này chính thức đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị. (Ảnh: BVCC).

Trung tâm đặt tại số 2 Trường Chinh (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú). Trung tâm có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và sử dụng chung tài khoản của Bệnh viện Trung ương Huế để triển khai các hoạt động. (Ảnh: BVCC).

Trung tâm đặt tại số 2 Trường Chinh (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú). Trung tâm có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và sử dụng chung tài khoản của Bệnh viện Trung ương Huế để triển khai các hoạt động. (Ảnh: BVCC).

Đây là tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh COVID-19 tại TP.HCM, có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch và hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 trong khu vực được phân công. (Ảnh: BVCC).

Đây là tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh COVID-19 tại TP.HCM, có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch và hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 trong khu vực được phân công. (Ảnh: BVCC).

Trung tâm được phân chia thành 4 nhóm giường gồm 90 giường hồi sức nguy kịch, 162 giường hồi sức nặng, 252 giường thoát hồi sức, phải thở oxy, 100 giường theo dõi. Ngoài ra còn 8 giường cấp cứu và đón bệnh. (Ảnh: BVCC).

Trung tâm được phân chia thành 4 nhóm giường gồm 90 giường hồi sức nguy kịch, 162 giường hồi sức nặng, 252 giường thoát hồi sức, phải thở oxy, 100 giường theo dõi. Ngoài ra còn 8 giường cấp cứu và đón bệnh. (Ảnh: BVCC).

GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, hiện có gần 400 y bác sĩ, trong đó lực lượng chủ lực là các y bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế. Bên cạnh đó còn có Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam… Đây đều là những y bác, sĩ "tinh nhuệ" có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo các kỹ thuật chuyên sâu như: thở máy, liệu pháp thay thế thận, oxy hóa máu qua màng (ECMO)… (Ảnh: BVCC).

GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, hiện có gần 400 y bác sĩ, trong đó lực lượng chủ lực là các y bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế. Bên cạnh đó còn có Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam… Đây đều là những y bác, sĩ "tinh nhuệ" có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo các kỹ thuật chuyên sâu như: thở máy, liệu pháp thay thế thận, oxy hóa máu qua màng (ECMO)… (Ảnh: BVCC).

Tại Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP.HCM được trang bị hệ thống máy thở, oxy, robot lẫn các thiết bị khác đã đắp đặt hoàn chỉnh và chạy thử, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Đặc biệt là robot, do chính bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp nghiên cứu, sản xuất để đưa vào điều trị bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: BVCC).

Tại Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP.HCM được trang bị hệ thống máy thở, oxy, robot lẫn các thiết bị khác đã đắp đặt hoàn chỉnh và chạy thử, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Đặc biệt là robot, do chính bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp nghiên cứu, sản xuất để đưa vào điều trị bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: BVCC).

Mọi hoạt động của Trung tâm đều được giám sát qua trung tâm điều hành với hệ thống camera và máy móc hiện đại. (Ảnh: BVCC).

Mọi hoạt động của Trung tâm đều được giám sát qua trung tâm điều hành với hệ thống camera và máy móc hiện đại. (Ảnh: BVCC).

Tại trung tâm điều hành có thể giám sát tình hình của các bệnh nhân COVID-19 cũng như quá trình khám chữa bệnh của những cán bộ y tế. (Ảnh: BVCC).

Tại trung tâm điều hành có thể giám sát tình hình của các bệnh nhân COVID-19 cũng như quá trình khám chữa bệnh của những cán bộ y tế. (Ảnh: BVCC).

Trước đó, ngày 9/8, đoàn cán bộ, y bác sĩ, kỹ thuật viên, kỹ sư… Bệnh viện Trung ương Huế lên đường vào TP.HCM lắp đặt hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế, hệ thống oxy khí nén, hệ thống xét nghiệm… nhằm đáp ứng nhu cầu thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại TP.HCM. (Ảnh: BVCC).

Trước đó, ngày 9/8, đoàn cán bộ, y bác sĩ, kỹ thuật viên, kỹ sư… Bệnh viện Trung ương Huế lên đường vào TP.HCM lắp đặt hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế, hệ thống oxy khí nén, hệ thống xét nghiệm… nhằm đáp ứng nhu cầu thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại TP.HCM. (Ảnh: BVCC).

NGUYỄN VƯƠNG

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-ben-trong-benh-vien-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-nang-o-tp-hcm-ar632879.html