Tầng hai của ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.
Từ phòng khách lớn ở tầng hai nhìn về căn phòng nhỏ phía trong, nơi Bác Hồ khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập, văn bản khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Căn phòng có diện tích khoảng 15 mét vuông, có ghế bành, bàn gỗ, tủ đựng tài liệu, giường vải cùng một số vật dụng khác.
Khoảng không gian đơn sơ nơi Bác Hồ viết những dòng chữ làm thay đổi vận mệnh lịch sử dân tộc.
Việc khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập được phê chuẩn trong cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng ngày 26/8/1945. Ngày 30/8, Bác Hồ mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo.
Cận cảnh chiếc bàn Bác Hồ dùng để chấp bút viết Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 31/8/1945, Bác Hồ bổ sung thêm một vài điểm vào dự thảo Tuyên ngôn Độc lập. Đến ngày 2/9/1945, bản Tuyên ngôn được đọc ở Quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn quần chúng.
Chiếc giường Hồ Chủ tịch dùng để nằm nghỉ trong căn phòng nhỏ ở nhà số 48 Hàng Ngang.
Tủ tài liệu và cánh cửa thông ra hành lang từ căn phòng nhỏ.
Từ căn phòng Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập nhìn ra phòng khách lớn. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba trong lịch sử Việt Nam, sau bài Thơ Thần (Nam quốc sơn hà) ở thế kỷ 11 và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
Mời bạn đọc xem video đặc biệt: Quốc Khánh Việt Nam qua các thời kỳ và lễ thượng cờ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2020. Nguồn VTV
Quốc Lê