Bên trong máy bay quân sự vận chuyển người nhiễm virus Corona tại Pháp

Pháp là nước đi đầu trong việc sử dụng các máy bay quân sự để vận chuyển bệnh nhân nhiễm virus Corona nhằm giảm tải cho các bệnh viện.

HÌnh ảnh bên trong chiếc trực thăng Morpheé trên đường từ Mulhouse tới Bordeaux hôm 27/3 - Ảnh: Quân đội Pháp

Chiếc máy bay này vốn được thiết kế để vận chuyển những binh lính bị thương quay trở về Pháp từ các vùng chiến. Tuy nhiên tới thời điểm này đã có 24 người nhiễm virus Corona được vận chuyển bằng chiếc máy bay này.

"Bệnh viện trên không" này cũng được đặt cho một cái tên riêng, Morpheé, viết tắt của (phương tiện chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân cần vận chuyển đường dài).

Chiếc vận tải cơ này cho phép bệnh nhân được sử dụng các trang thiết bị tối tân, hệt như tại các bệnh viện dưới mặt đất.

Morpheé được đưa vào hoạt động từ năm 2006, được sử dụng 5 lần trong các lần sơ tán quân sự từ Afghanistan hay Kosovo.

Hôm 18/3 vừa qua là lần đầu tiên Pháp sử dụng chiếc vận tải cơ này trong việc vận chuyển dân sự, chuyển 6 người nhiễm bệnh nặng từ thành phố Mulhouse tới các bệnh viện quân y tại Marseille và Toulon.

Hình ảnh các bệnh nhân được vận chuyển lên máy bay. Ảnh: Quân đội Pháp

Hôm 22/3, thêm 6 người được vận chuyển từ Mulhouse tới Bordeaux. Hai ngày sau đó, thêm 6 người được vận chuyển tới Brest và Quimper. Hôm 27/3, 6 người nữa được gửi tới bệnh viện ở Bordeaux.

Nói một cách dễ hiểu thì Morpheé là một phòng chăm sóc đặc biệt được thiết lập bên trong một chiếc máy bay quân sự, có thể được tháo dỡ bất kỳ lúc nào khi không còn dùng tới. Việc chuyển đổi từ trực thăng thường sang một chiếc vận tải cơ giúp thời gian vận chuyển bệnh nhân chỉ mất vài giờ.

Morpheé có thể chứa tối đa 6 bệnh nhân cần sử dụng máy thở. Nếu chỉ cần đặt ống thở, chiếc máy bay này có thể chứa tới 12 người.

Một lần vận chuyển các binh lính bị thương từ chiến trường về Pháp bằng Morpheé năm 2011. Ảnh: MRO

Bệnh nhân được cố định trên một chiếc giường cứu thương, có khả năng điều chỉnh tư thế nằm. Một vận tải cơ được trang bị khoảng tầm 100 thiết bị, nhằm theo dõi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ của người bệnh. Máy đo nồng độ CO2 mà người bệnh thở ra cũng được trang bị nhằm giúp các bác sĩ theo dõi xem liệu máy thở có đang được điều chỉnh hợp lý hay không.

Chiếc máy thở Carefusion LTV 1200 được hoạt động nhờ năng lượng gió, có khả năng tự cân bằng 4% lượng oxygen trong máu bị mất khi thay đổi áp suất.

Ngoài ra, một hệ thống ánh sáng tiêu chuẩn với các phòng phẫu thuật cũng được trang bị, kèm theo nhiều ổ cắm cho các dụng cụ hỗ trợ khác.

Ngoài phòng chăm sóc đặc biệt, còn có 1 số tủ đồ, được sử dụng để đựng những vật dụng cần thiết cho mỗi bệnh nhân như xy-lanh hay ống thở. Một tủ lạnh cũng được trang bị để dự trữ máu cũng như các loại thuốc cần giữ ở nhiệt độ thấp.

Một phòng xét nghiệm mini cũng được trang bị, cho phép các bác sĩ thực hiện các mẫu xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng trong suốt hành trình di chuyển, như lượng hồng cầu, lượng khoáng trong cơ thể...

Hình ảnh bên ngoài chiếc A330 Phenix. Ảnh: Quân đội Pháp

Pháp hiện có 2 máy bay được trang bị hệ thống như "Bệnh viên trên không" Morpheé, được trang bị trên các máy bay A330 Phenix đời mới thay vì các chiếc Airforce C-135 như trước đây.

Chiếc máy bay này có thể vận chuyển tới 14 người bệnh trở về Pháp, bay suốt quãng đường 10.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

NATO cũng có những tiêu chuẩn riêng với các dòng máy bay này: có khả năng cung cấp đủ điện năng cho các thiết bị y tế; dễ sử dụng với người đang nằm; có khả năng bay xa nhất mà không cần tiếp nhiên liệu; đủ lớn để vận chuyển một số lượng bệnh nhân nhất định; đủ số lượng để có thể hoạt động tại mọi thời điểm.

Rất ít nước có khả năng hoạt động các "Bệnh viện trên không". Ngoài Pháp, Mỹ và Anh sử dụng chiếc Boeing C-17 Globmaster với hệ thống oxygen được thiết lập sẵn và hệ thống điện được tùy chỉnh theo yêu cầu của mỗi nước.

Đức hiện sử dụng chiếc A310, bé hơn và cũ hơn dòng Phenix.

Ngoài việc sử dụng trực thăng, quân đội Mỹ còn đang sử dụng tàu thủy quân để vận chuyển người bệnh từ New York tới Los Angeles.

Hoàng Việt

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ben-trong-may-bay-quan-su-van-chuyen-nguoi-nhiem-virus-corona-tai-phap-post75797.html