Bệnh cúm cà chua đang lây lan chóng mặt tại Ấn Độ
Trong khi thế giới vẫn đối mặt với đại dịch COVID-19, một căn bệnh mới vừa xuất hiện tại Ấn Độ và đang lây lan với tốc độ nhanh chóng – bệnh cúm cà chua.
Theo một thống kê của được đăng trên tạp chí Tạp chí Y học Hô hấp Lancet tiết lộ hôm thứ Bảy (20/8), Ấn Độ đã ghi nhận thêm 82 trường hợp mắc bệnh cúm cà chua kể từ khi loại virus này được phát hiện lần đầu ở Kerala vào ngày 6/5; tất cả đều là trẻ em dưới 5 tuổi. Ngoài ra, 26 trẻ em từ 10 tuổi trở xuống khác cũng đang trong diện nghi nhiễm.
Theo nghiên cứu, căn bệnh truyền nhiễm này hướng đến đối tượng trẻ em từ 1 đến 5 tuổi và những người mắc chứng suy giảm miễn dịch. Nhiều chuyên gia nhận định rằng đây có thể là một biến thể mới của bệnh tay chân miệng.
Nguồn: Phụ nữ Online
Bệnh cúm cà chua là gì?
Bệnh cúm cà chua lần đầu tiên được phát hiện tại quận Kollam của Kerala vào ngày 6/5/2022. Các nghiên cứu mới đây ghi nhận những triệu chứng tương tự giữa nhóm bệnh nhân nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 và nhóm bệnh nhân nhiễm vi-rút cúm cà chua. Tuy nhiên, hai loại vi-rút này không liên quan đến nhau.
Tên "cúm cà chua" được đặt theo triệu chứng các mụn nước màu đỏ xuất hiện trên da. Loại virus mới này khiến người mắc bị sốt và đau khớp.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng chính được quan sát ở trẻ bị cúm cà chua tương tự như triệu chứng bệnh chikungunya, bao gồm sốt cao, phát ban và đau dữ dội các khớp. Một số triệu chứng của bệnh như đau nhức cơ thể, sốt và mệt mỏi tương tự như ở bệnh nhân COVID-19.
Phương pháp điều trị
Các chuyên gia y tế cho hay, "cúm cà chua" hiện nay chưa có thuốc chữa hay vaccine phòng bệnh. Dù vây, tỷ lệ tử vong ở những ca bệnh tương đối thấp, phần lớn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt.
Tương tự như các loại cúm khác, cúm cà chua rất dễ lây lan và bắt buộc phải tuân theo sự cách ly cẩn thận đối với những trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ. Những người nhiễm virus gây bệnh "cúm cà chua" cần được cách ly từ 5-7 ngày. Tránh để trẻ bị nhiễm bệnh dùng chung đồ chơi, quần áo, thức ăn hoặc các vật dụng khác với trẻ em không bị nhiễm bệnh. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng miếng bọt biển nước nóng để giảm kích ứng và phát ban.
Nghiên cứu cũng khuyến cáo, giải pháp tốt nhất để phòng ngừa là duy trì vệ sinh đúng cách và vệ sinh môi trường xung quanh./.
Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/benh-cum-ca-chua-dang-lay-lan-chong-mat-tai-an-do-post965186.vov