Bệnh dại ở người: Thoát khỏi nguy cơ tử vong nhờ điều trị đúng cách
Bệnh dại mặc dù nguy hiểm nhưng nếu điều trị đúng cách, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi nguy cơ nhiễm trùng, tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh dại
Bệnh dại tấn công cơ thể người thông qua các vết cắn của động vật có vú, máu nóng như chó, dơi, mèo,… Ảnh: Wikihow
Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, chủ yếu là lyssavirus – có trong nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Nó tấn công cơ thể người thông qua các vết cắn của động vật có vú, máu nóng như chó, dơi, mèo,.... Căn bệnh này đã có mặt ở hơn 150 quốc gia trên thế giới và phổ biến ở những vùng nông thôn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, số người tử vong trên toàn cầu do bệnh dại lên đến 59.000 ca.
Triệu chứng bệnh dại ở người
Khi bị một con vật mắc bệnh dại cắn, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể, di duyển đến não và tủy sống thông qua các dây thần kinh và bắt đầu gây ra các triệu chứng. Quá trình lây nhiễm và phát ra triệu chứng kéo dài 20-60 ngày sau khi bị cắn.
Những triệu chứng ban đầu của bệnh dại là sốt, đau đầu, đau họng, buồn nôn… đi kèm với cảm giác ngứa ran và cảm giác nóng rát ở vùng bị cắn.
Sau đó, virus dại sẽ tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây viêm và tổn thương não. Lúc này, người bị mắc bệnh dại sẽ bắt đầu có các triệu chứng (chiếm đến 80% dân số): Sợ nước, đau bụng dữ dội, hành vi hung hăng, tiết nước bọt quá mức, ảo giác, sợ ánh sáng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có triệu chứng tê liệt toàn thân, hôn mê và tử vong (chiếm 20% dân số).
Các yếu tố nguy cơ bệnh dại ở người
Các yếu tố nguy cơ của bệnh dại ở người khá phổ biến, chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân: Cư trú trong vùng có nhiều dơi sinh sống, cắm trại ở nơi có nhiều động vật hoang dã.
Đặc biệt, các vùng nông thôn hẻo lánh, ít tiếp cận với vaccine là nơi người dân dễ bị mắc bệnh dại nhất. Trẻ em dưới 15 tuổi cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dại khá cao.
Chẩn đoán bệnh dại ở người
Thông thường các triệu chứng của bệnh dại sẽ xuất hiện sau 20-60 ngày kể từ khi bị chó, mèo, dơi,… cắn. Việc thực hiện xét nghiệm ngay sau khi bị động vật cắn thường không thể có kết quả hay chẩn đoán được các triệu chứng.
Do đó, bất cứ khi nào một người bị động vật dại cắn, các chuyên gia y tế không chờ đợi các triệu chứng mà ngay lập tức tiêm vaccine. Trong trường hợp động vật cắn người bị chết, các chuyên gia y tế sẽ lấy mẫu mô não của chúng để xác định nhiễm trùng.
Điều trị bệnh dại ở người
Khi mắc bệnh dại, chúng ta dễ đối diện với nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, bệnh dại không truyền nhiễm và hoàn toàn có thể kiểm soát nếu điều trị đúng cách.
Ngay khi bị động vật (chó, mèo,…) cắn, bạn nên rửa sạch vết cắn và đến ngay trạm y tế, bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời. Điều này sẽ ngăn chặn được sự lây lan của virut và giảm nguy cơ tử vong. Tuyệt đối không nên tự sơ cứu bằng các phương pháp dân gian để bảo vệ tính mạng.
Với người bình thường, nên chủ động tiêm chủng phòng ngừa bệnh dại. Việc tiêm vắc-xin ngừa bệnh dại có thể gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, sưng, đau cơ và chóng mặt.
Phòng chống bệnh dại
Phòng chống bệnh dại là điều cần thiết phải thực hiện trong cộng đồng. Theo đó, bạn nên đưa vật nuôi đi tiêm phòng ngừa bệnh dại theo định kỳ. Đồng thời, tốt nhất không nên cho vật nuôi trong nhà tiếp xúc với động vật hoang dã để tránh các yếu tố nguy cơ lây lan virus dại qua các vết cắn, nước bọt.
Khi đi du lịch, hãy đảm bảo tiêm chủng ngừa bệnh dại để tránh trường hợp xấu bị động vật nguy hiểm tấn công. Nếu tiếp xúc với động vật hoang dã, hãy giữ khoảng cách an toàn với chúng.
(Theo Boldsky)
Nguồn: https://www.boldsky.com/health/disorders-cure/rabies-in-humans-causes-symptoms-risk-factors-treatment-and-prevention-130191.html