Bệnh thận cần kiêng kị những điều gì?
Nếu bạn bị bệnh thận như sỏi thận, suy thận hay có các vấn đề về thận, nên tránh xa các loại thực phẩm sau.
Nếu thường xuyên ăn các đồ ăn không đảm bảo dễ gây ra chứng thận hư, và dần làm nguy hại đến cấu trúc bên trong của thận.
Tùy thuộc vào chức năng, thể trạng, và mức độ suy giảm của thận mà điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
Tuy nhiên cũng có một số lời khuyên chung về dinh dưỡng cũng như lối sống cho những người mắc chứng thận hư.
1. Ăn thịt đỏ
Ăn các loại đồ ăn có lượng protein từ động vật như thịt đỏ rất dễ làm thận bị tổn thương. Thực tế cho thấy: Nếu nạp quá nhiều protein sẽ gây ra những vấn đề về thận, hoặc có thể làmbệnh thậntrở nên trầm trọng hơn.
Vì việc chuyển hóa protein sẽ hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã, nên điều này gây tác động không nhỏ đối với thận.
Quá trình trao đổi protein từ thịt động vật còn để lại lượng axit đáng kể trong cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố năm 2016 đã chỉ ra rằng: Lượng thịt đỏ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị suy thận. Hơn nữa, nếu chúng ta nạp nhiều protein từ thịt động vật sẽ khiến cho bệnh sỏi thận tiết niệu trầm trọng hơn.
Vậy nên: Chúng ta nên ăn vừa đủ lượng protein có nguồn gốc từ động, thực vật. Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.
2. Các loại đồ uống chứa cồn
Đối với việc uống rượu: Nếu bạn uống ít thì cũng không có vấn đề gì đáng lo. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu hay những đồ uống chứa cồn sẽ làm bệnh thận nặng hơn.
Theo giới chuyên môn: nồng độ cồn trong cơ thể cao ảnh hưởng lớn đến chức năng của thận, và làm giảm khả năng lọc chất thải ra khỏi máu.
Thêm vào đó, rượu làm cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận.
Một nghiên cứu năm 2009 cho biết: Uống rượu, đặc biệt là các loại rượu nặng là nguyên nhân làm gia tăng albuminuria niệu, dấu hiệu quả bệnh thận.
Còn trong một nghiên cứu năm 2015 lại cho thấy: Những người nghiện rượu có thể bị rối loạn chức năng thận.
Lượng cồn trong cơ thể quá cao có ảnh hưởng xấu đối với thận cũng như suy giảm chức năng duy trì đủ nước, chất điện phân cho cơ thể. Điều này gây ra một loạt những vấn đề bệnh lý liên quan đến thận.
Trong nhiều trường hợp, bạn không thể từ chối uống rượu vang, tốt nhất là nên uống vừa phải. Đối với nữ giới và người già chỉ nên uống rượu vang tối đa 1 cốc/ngày, nam giới cũng chỉ nên uống rượu vang tối đa 2 cốc/ngày.
Tuy nhiên, bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ.
3. Muối ăn
Cơ thể cần một ít muối để cân bằng lượng nước phù hợp. Nhưng nếu trong cơ thể thừa natri sẽ gây tổn hại cho thận.
Khi bạn sử dụng quá nhiều muối ăn, thận cần giữ lại lượng nước để làm loãng chất điện giải trong máu, nhằm đảm bảo chức năng của tim. Điều này khiến thận bị tổn thương.
Lượng muối cao còn tăng lượng protein bị bài tiết trong nước tiểu, vì vậy rất dễ mắc chứng suy thận.
Ăn quá mặn có thể gây suy thận
Các nghiên cứu đều cho thấy: Ăn quá mặn thì khả năng bị mắc chứng suy thận càng cao.
Theo đó, lượng muối cần thiết cho mỗi người là 5g/ngày – trong đó, 1 thìa muối tương ứng khoảng 6g. Nếu dùng quá lượng cần thiết sẽ rất hại cho thận và sức khỏe.
4. Quả bơ
Mặc dù loại quả này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch nhưng nó lại không phải là loại quả mà người mắc bệnh thận nên ăn nhiều. Hàm lượng kali trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh thận thì tốt nhất nên tránh loại quả này. Trong trường hợp thận của bạn khỏe mạnh thì cũng không nên ăn quá nhiều.
5. Quýt
Là loại quả giàu vitamin C. Khi ăn quyết, quá trình chuyển hóa vitamin C thành oxalate làm cho bệnh tình thêm nặng, nên người bệnh thận không nên ăn quá nhiều quýt.
6. Khoai tây
Hàm lượng kali trong khoai tây khá cao vì vậy nó cũng không phải là thực phẩmtốt cho người gặp trục trặc ở thận. Nếu bạn có ý định ăn khoai tây, tốt nhất hãy ngân khoai tây chưa gọt vỏ trong nước trong ít nhất hai giờ trước khi chế biến.
7. Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa tương tự như protein có nguồn gốc từ thịt động vật, làm gia tăng sự bài tiết canxi trong nước tiểu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận càng cao.
Các loại sản phẩm được chế biến từ sữa cung cấp lượng lớn protein cho cơ thể. Nhưng đối với những người mắc bệnh thận thì việc cân bằng lượng protein từ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, từ sữa là vô cùng cần thiết.
Suy thận sẽ tạo ra nhiều chất đào thải protein có thể tăng tới mức độ gây bất lợi cho cơ thể.
8. Đồ uống có ga
Các loại đồ uống có ga như soda hay các loại nước tăng lực đều hình thành sỏi thận cũng như bệnh thận.
Trong nhiều trường hợp, những đồ uống có hàm lượng đường, chất làm ngọt nhân tạo cao, cafein, chất hóa học đều không có lợi cho thận.
Nhiều nghiên cứu cho thấy: uống quá 2 lon coca mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao. Đồng thời, lượng soda dư thừa dễ khiến cơ thể bị tăng cân, và mắc bệnh tiểu đường loại 2, do đó cũng tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Thay vì dùng những đồ uống có ga, chúng ta nên uống những đồ uống như trà đá tự pha, nước chanh để làm dịu những cơn khát.
9. Hút thuốc
Chúng ta biết rằng hút thuốc ảnh hưởng xấu đến phổi, hệ tim mạch. Không những vậy, hút thuốc còn ảnh hưởng đến thận. Nguyên nhân là do trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại.
Một nghiên cứu năm 2000 chỉ ra là: hút thuốc có hại cho cả những người không mắc cũng như những người đã mắc bệnh thận.
Một nghiên cứu năm 2000 và được xuất bản trong tài liệu của hội y tế công cộng BMC cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa hút thuốc và bệnh thận mãn tính.
Gần đây, năm 2016, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng kết luận: Hút thuốc nhanh chóng làm suy giảm chức năng của thận.
Ngoài ra, các bệnh có ảnh hưởng đến thận như tiểu đường, huyết áp cao ngày càng trở nên trầm trọng hơn nếu hút thuốc.
Tóm lại là hút thuốc không tốt cho các cơ quan trong cơ thể người. Vì vậy, những ai hút thuốc thì nhanh chóng bỏ thuốc. Nên nhờ gia đình, bạn bè, hay các chuyên gia giúp đỡ, tư vấn.
Để giảm thiểu nguy cơ suy thận, những người có nguy cơ cao như đã nói trên không thể chủ quan mà cần tìm nguyên nhân để điều trị triệt để.
Cách phòng trị bệnh thận
Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là: cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu; khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu, theo chỉ dẫn của thầy thuốc.