Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn: Điểm tựa vững chắc cho bệnh nhân suy thận
Đối với bệnh nhân suy thận mạn, Đơn vị Thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn không chỉ là nơi điều trị mà còn là điểm tựa giúp họ lấy lại sức khỏe.
Đại diện ban lãnh đạo bệnh viện - BS CKII Cao Hùng Phú chia sẻ: "Với mong muốn mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất và giảm tải cho các bệnh viện công, chúng tôi luôn quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chạy thận hiện đại."

Hai năm trước, cô Nguyễn Thị Tuyết (64 tuổi, TP.HCM) nhận tin suy thận giai đoạn cuối, buộc phải chạy thận 2-3 lần mỗi tuần. “Tôi từng lo sợ phải sống phụ thuộc vào máy móc suốt đời,” cô Tuyết và người nhà chia sẻ.
Thế nhưng, nhờ phác đồ điều trị khoa học và sự chăm sóc tận tâm từ đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, tình trạng của cô dần cải thiện. Giờ đây, cô chỉ cần dùng thuốc và tái khám định kỳ, không còn lệ thuộc vào máy chạy thận.

BV ĐK Tâm Trí Sài Gòn sở hữu hệ thống máy lọc máu tiên tiến, đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu. Không gian sạch sẽ, thoáng đãng giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong những giờ chạy thận kéo dài.
Bác sĩ CKI Nguyễn Ngọc Huấn, trưởng đơn vị Thận nhân tạo, cho biết: “Tại Đơn vị Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, chúng tôi hiểu rằng, mỗi bệnh nhân không chỉ cần một phác đồ điều trị hiệu quả, mà còn cần một nơi để tìm thấy sự đồng cảm và sẻ chia.
Chúng tôi nỗ lực để tạo ra một không gian ấm áp, thân thiện, nơi bệnh nhân có thể cảm thấy như đang ở nhà. Những câu chuyện về sự phục hồi của các bệnh nhân đã trở thành nguồn động viên lớn lao cho đội ngũ y bác sĩ chúng tôi."

Đội ngũ điều dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng khi thường xuyên thăm hỏi, động viên bệnh nhân. Điều này không chỉ giúp người bệnh yên tâm hơn mà còn tạo nên một môi trường gắn kết, nơi những số phận đồng cảnh chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau.

Mỗi ngày, Đơn vị Thận nhân tạo BV Tâm Trí Sài Gòn tiếp nhận hơn 100 lượt bệnh nhân qua bốn ca chạy thận, hoạt động từ 6h sáng đến 22h đêm. Nơi đây không chỉ là điểm đến điều trị mà còn trở thành chỗ dựa tinh thần. Anh Trần Văn Nam (45 tuổi), bệnh nhân 3 năm, tâm sự: “Nhờ bác sĩ và những người bạn cùng cảnh ngộ, tôi không còn cảm giác cô đơn trên hành trình chiến đấu với bệnh tật.”

Với mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân suy thận, BV Tâm Trí Sài Gòn tiếp tục khẳng định vai trò của mình không chỉ trong điều trị mà còn trong việc mang đến hy vọng, giúp người bệnh có thêm nghị lực vươn lên, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.