Bệnh viện Đa khoa tỉnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh

'Hiện nay, tại các bệnh viện nói chung, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh nói riêng, ngoài nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ và thường xuyên đưa các kỹ thuật mới, phương tiện hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị thì bệnh viện đã đổi mới phong cách phục vụ, nâng chất lượng dịch vụ, coi người bệnh là khách hàng, hướng tới sự hài lòng của người bệnh', đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc BVĐK tỉnh chia sẻ.

 Bệnh nhân đến khám, chữa bệnh được cán bộ Phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) hướng dẫn tận tình. Bà Bùi Thị Hoa, 60 tuổi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) chia sẻ: Tôi ít đi viện. Khi bị đau mắt phải đến điều trị ở bệnh viện tỉnh nên có chút e ngại do không biết làm thủ tục thế nào. Đến đây, được nhân viên bệnh viện hướng dẫn tận tình từ làm thủ tục, chỉ dẫn cụ thể để vào khoa điều trị, tôi cảm thấy rất hài lòng. Sau khi hướng dẫn bệnh nhân vào đúng vị trí làm thủ tục khám bệnh, chị Phạm Thị Thanh Hà, nhân viên Phòng Công tác xã hội (CTXH) chia sẻ: Tại BVĐK tỉnh, hoạt động CTXH được chú trọng, phát triển từ năm 2016 bằng việc thành lập tổ CTXH. Đến tháng 3/2022, bệnh viện chính thức thành lập Phòng CTXH. Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển chung của bệnh viện bằng các hoạt động, tập thể cán bộ Phòng CTXH đã xây dựng kế hoạch hoạt động với những mục tiêu cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BYT về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH của bệnh viện. Trong rất nhiều hoạt động CTXH, hoạt động hướng đến bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn luôn được quan tâm đặc biệt... Điểm nhấn nữa trong công tác nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), chăm sóc, hỗ trợ, hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân là trung tuần tháng 11/2022, bệnh án điện tử (BAĐT) của BVĐK tỉnh được Hội đồng thẩm định Bộ Y tế thông qua. Để làm được điều này, bệnh viện đã đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện đồng bộ hệ thống phần mềm như: Hệ thống thông tin bệnh viện, quản lý thông tin xét nghiệm, lưu trữ, truyền tải và hội chẩn hình ảnh y khoa, ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử và triển khai đồng bộ BAĐT... Từ ngày 1/1/2023, BVĐK tỉnh chính thức triển khai BAĐT thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Đồng chí Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Công nghệ thông tin (CNTT) chia sẻ: BVĐK tỉnh là bệnh viện hạng 1 với quy mô 820 giường bệnh. Hàng ngày, bệnh viện cung cấp dịch vụ KCB cho khoảng 900 - 1.000 bệnh nhân ngoại trú và gần 1.000 bệnh nhân nội trú. Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc bệnh viện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các khoa, phòng thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng ứng dụng CNTT trong KCB, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Ứng dụng BAĐT là bước chuyển đổi số hóa của ngành Y tế, có ý nghĩa không chỉ cho BVĐK tỉnh trong quản lý, điều hành, cải cách quy trình KCB công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích thiết thực, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn, theo dõi quy trình KCB thuận tiện, chính xác. Các chỉ định cận lâm sàng được chuyển thẳng đến các khoa, phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Điều dưỡng thay vì dành 60% thời gian trong ngày cho công việc hành chính đã được rút gọn, không cần ghi tay và chép vào sổ. Các kết quả xét nghiệm, phim chụp được chuyển thẳng đến bác sỹ. Trước đây, hồ sơ bệnh án bằng giấy phải được lưu trữ ít nhất 10 năm, thậm chí 15 - 20 năm theo quy định pháp luật, dẫn đến tốn kém trong việc làm kho lưu trữ. Khi có vấn đề cần kiểm tra lại bệnh án, việc tìm kiếm trong kho vất vả và tốn thời gian. Với BAĐT, bệnh viện tiết kiệm chi phí xây kho lưu trữ, tiết kiệm giấy, phim, thuận tiện tìm thông tin người bệnh. Với bệnh nhân, khi đến khám và điều trị bệnh được lập 1 mã số định danh y tế. Các kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, diễn biến tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, đơn thuốc, lịch tái khám được xác nhận trên hệ thống máy tính và lưu trữ tại kho dữ liệu của bệnh viện. Điều này mang lại rất nhiều tiện lợi cho cán bộ y tế cũng như người bệnh, giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn. Hương Lan

Bệnh nhân đến khám, chữa bệnh được cán bộ Phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) hướng dẫn tận tình. Bà Bùi Thị Hoa, 60 tuổi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) chia sẻ: Tôi ít đi viện. Khi bị đau mắt phải đến điều trị ở bệnh viện tỉnh nên có chút e ngại do không biết làm thủ tục thế nào. Đến đây, được nhân viên bệnh viện hướng dẫn tận tình từ làm thủ tục, chỉ dẫn cụ thể để vào khoa điều trị, tôi cảm thấy rất hài lòng. Sau khi hướng dẫn bệnh nhân vào đúng vị trí làm thủ tục khám bệnh, chị Phạm Thị Thanh Hà, nhân viên Phòng Công tác xã hội (CTXH) chia sẻ: Tại BVĐK tỉnh, hoạt động CTXH được chú trọng, phát triển từ năm 2016 bằng việc thành lập tổ CTXH. Đến tháng 3/2022, bệnh viện chính thức thành lập Phòng CTXH. Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển chung của bệnh viện bằng các hoạt động, tập thể cán bộ Phòng CTXH đã xây dựng kế hoạch hoạt động với những mục tiêu cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BYT về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH của bệnh viện. Trong rất nhiều hoạt động CTXH, hoạt động hướng đến bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn luôn được quan tâm đặc biệt... Điểm nhấn nữa trong công tác nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), chăm sóc, hỗ trợ, hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân là trung tuần tháng 11/2022, bệnh án điện tử (BAĐT) của BVĐK tỉnh được Hội đồng thẩm định Bộ Y tế thông qua. Để làm được điều này, bệnh viện đã đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện đồng bộ hệ thống phần mềm như: Hệ thống thông tin bệnh viện, quản lý thông tin xét nghiệm, lưu trữ, truyền tải và hội chẩn hình ảnh y khoa, ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử và triển khai đồng bộ BAĐT... Từ ngày 1/1/2023, BVĐK tỉnh chính thức triển khai BAĐT thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Đồng chí Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Công nghệ thông tin (CNTT) chia sẻ: BVĐK tỉnh là bệnh viện hạng 1 với quy mô 820 giường bệnh. Hàng ngày, bệnh viện cung cấp dịch vụ KCB cho khoảng 900 - 1.000 bệnh nhân ngoại trú và gần 1.000 bệnh nhân nội trú. Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc bệnh viện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các khoa, phòng thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng ứng dụng CNTT trong KCB, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Ứng dụng BAĐT là bước chuyển đổi số hóa của ngành Y tế, có ý nghĩa không chỉ cho BVĐK tỉnh trong quản lý, điều hành, cải cách quy trình KCB công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích thiết thực, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn, theo dõi quy trình KCB thuận tiện, chính xác. Các chỉ định cận lâm sàng được chuyển thẳng đến các khoa, phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Điều dưỡng thay vì dành 60% thời gian trong ngày cho công việc hành chính đã được rút gọn, không cần ghi tay và chép vào sổ. Các kết quả xét nghiệm, phim chụp được chuyển thẳng đến bác sỹ. Trước đây, hồ sơ bệnh án bằng giấy phải được lưu trữ ít nhất 10 năm, thậm chí 15 - 20 năm theo quy định pháp luật, dẫn đến tốn kém trong việc làm kho lưu trữ. Khi có vấn đề cần kiểm tra lại bệnh án, việc tìm kiếm trong kho vất vả và tốn thời gian. Với BAĐT, bệnh viện tiết kiệm chi phí xây kho lưu trữ, tiết kiệm giấy, phim, thuận tiện tìm thông tin người bệnh. Với bệnh nhân, khi đến khám và điều trị bệnh được lập 1 mã số định danh y tế. Các kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, diễn biến tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, đơn thuốc, lịch tái khám được xác nhận trên hệ thống máy tính và lưu trữ tại kho dữ liệu của bệnh viện. Điều này mang lại rất nhiều tiện lợi cho cán bộ y tế cũng như người bệnh, giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn. Hương Lan

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/219/175297/benh-vien-da-khoa-tinh-huong-toi-su-hai-long-cua-nguoi-benh.htm