Bệnh viện Lộc Ninh (Bình Phước) - Di tích lịch sử bị lãng quên

Bệnh viện Lộc Ninh (hay còn gọi là Nhà thương làng 5), tọa lạc tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, đã được công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2012. Sau 12 năm, công trình kiến trúc này đang dần bị bỏ hoang, ít ai biết đến và ghé thăm.

Bệnh viện Lộc Ninh được Pháp xây dựng vào năm 1936 trên diện tích 4,2ha với 14 khu, khám chữa bệnh. Công trình này từng là nơi khám chữa bệnh cho người dân địa phương, đặc biệt là những người làm việc trong các đồn điền cao su.

Bệnh viện Lộc Ninh được Pháp xây dựng vào năm 1936 trên diện tích 4,2ha với 14 khu, khám chữa bệnh. Công trình này từng là nơi khám chữa bệnh cho người dân địa phương, đặc biệt là những người làm việc trong các đồn điền cao su.

Với kiến trúc độc đáo, kết cấu nhà mái vòm chắc chắn, Bệnh viện Lộc Ninh không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật. Công trình này từng chứng kiến nhiều biến động của lịch sử, từ thời kỳ thuộc địa cho đến những năm chiến tranh ác liệt.

Với kiến trúc độc đáo, kết cấu nhà mái vòm chắc chắn, Bệnh viện Lộc Ninh không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật. Công trình này từng chứng kiến nhiều biến động của lịch sử, từ thời kỳ thuộc địa cho đến những năm chiến tranh ác liệt.

Sau khi huyện Lộc Ninh được giải phóng (1972), bệnh viện tiếp tục hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đặc biệt, trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1977-1979), bệnh viện đã cứu chữa cho hàng ngàn thương binh, bệnh binh và kiều bào từ Campuchia về lánh nạn diệt chủng Pol Pot.

Sau khi huyện Lộc Ninh được giải phóng (1972), bệnh viện tiếp tục hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đặc biệt, trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1977-1979), bệnh viện đã cứu chữa cho hàng ngàn thương binh, bệnh binh và kiều bào từ Campuchia về lánh nạn diệt chủng Pol Pot.

Từ năm 1979 - 2008, Bệnh viện Lộc Ninh là điểm khám, chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân trong huyện Lộc Ninh. Năm 2008, bệnh viện chuyển về địa điểm mới và công trình cũ được giữ lại để bảo tồn.

Từ năm 1979 - 2008, Bệnh viện Lộc Ninh là điểm khám, chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân trong huyện Lộc Ninh. Năm 2008, bệnh viện chuyển về địa điểm mới và công trình cũ được giữ lại để bảo tồn.

Dù đã được công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2012, nhưng hiện nay, Bệnh viện Lộc Ninh đang đối mặt với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Dù đã được công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2012, nhưng hiện nay, Bệnh viện Lộc Ninh đang đối mặt với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng, các kết cấu bê tông, mái vòm, cột trụ hành lang bị nứt nẻ, bong tróc, nhiều cánh cửa không còn. Do đó, từ năm 2019 đến nay, rất ít đoàn khách tìm đến tham quan, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử.

Nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng, các kết cấu bê tông, mái vòm, cột trụ hành lang bị nứt nẻ, bong tróc, nhiều cánh cửa không còn. Do đó, từ năm 2019 đến nay, rất ít đoàn khách tìm đến tham quan, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử.

Việc di tích bị bỏ hoang là sự lãng phí một tài sản văn hóa quý báu và tạo nên sự tiếc nuối đối với người dân địa phương. Nhiều người dân địa phương bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm hơn đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này.

Việc di tích bị bỏ hoang là sự lãng phí một tài sản văn hóa quý báu và tạo nên sự tiếc nuối đối với người dân địa phương. Nhiều người dân địa phương bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm hơn đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này.

Ông Quách Văn Lệ (SN 1961), người được giao cho quản lý, bảo vệ di tích cho biết, do khu di tích chưa được sửa chữa và không có cổng bảo vệ nên việc đảm bảo an ninh cho khu vực này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ông hy vọng cơ quan chức năng sẽ sớm xây dựng một cổng, bờ rào để thuận tiện cho việc quản lý và bảo vệ di tích. Khi có đoàn khách đến tham quan, cán bộ địa phương sẽ trực tiếp đón tiếp và mở cổng.

Ông Quách Văn Lệ (SN 1961), người được giao cho quản lý, bảo vệ di tích cho biết, do khu di tích chưa được sửa chữa và không có cổng bảo vệ nên việc đảm bảo an ninh cho khu vực này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ông hy vọng cơ quan chức năng sẽ sớm xây dựng một cổng, bờ rào để thuận tiện cho việc quản lý và bảo vệ di tích. Khi có đoàn khách đến tham quan, cán bộ địa phương sẽ trực tiếp đón tiếp và mở cổng.

Thiên Lý/VOV-TP.HCM

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/benh-vien-loc-ninh-binh-phuoc-di-tich-lich-su-bi-lang-quen-post1135099.vov