Bí ẩn bộ tộc hậu duệ của người ngoài hành tinh, liên quan mật thiết tới vũ trụ
Không cần kính thiên văn, không cần tàu vũ trụ, những người của bộ lạc tại Tây Phi xa xôi vẫn có những kiến thức vô cùng kinh ngạc và khó hiểu về các vì sao. Đến nay, giới khoa học vẫn không thể lý giải tại sao họ lại làm được điều phi thường đó.
Xa xôi trong nền văn minh Tây Phi, có một bộ tộc mà thần thoại của họ đã thu hút sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới. Tộc người Dogon đến từ Mali có một số tín ngưỡng quyến rũ, các nghi lễ phức tạp và thần thoại khoa học. Họ tin rằng mình là hậu duệ của người Ai Cập cổ đại và câu chuyện của họ đã lùi xa 50.000 năm trước. Thần thoại và những câu chuyện truyền miệng của họ chứa đựng những điều có thật về hệ mặt trời và lịch sử cổ đại.
Cái nhìn sâu sắc về thần thoại Dogon bắt đầu khi một vài nhà nhân chủng học bắt đầu nghiên cứu về chúng và đặc biệt quan tâm đến những thông tin thiên văn có trong chuyện về Sirius (ngôi sao sáng nhất bầu trời và quan trọng với người Ai Cập cổ đại). Các nhà nhân chủng học báo cáo rằng người Dogon nói với họ về 2 ngôi sao đồng hành của sao Sirius - Thiên Lang (hay Sirius A). Đó là vào những năm 1930, khi chi tiết về những ngôi sao đồng hành còn chưa được biết đến đầy đủ.
Vào năm 1976, Robert Temple đã viết một cuốn sách về người Dogon và ngôi sao, gọi là "Bí ẩn sao Thiên Lang". Cuốn sách sau đó đã phổ biến câu chuyện khiến nhiều người thắc mắc và tò mò. Sách của Temple giải thích rằng niềm tin và huyền thoại của người Dogon có thể đến từ lịch sử. Ông cũng kết nối một số huyền thoại của họ với người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.
Sự tồn tại của ngôi sao đồng hành đầu tiên (Sirius B) hiện là kiến thức phổ biến. Đó là một ngôi sao lùn trắng nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sự tồn tại của ngôi sao đồng hành thứ hai (Sirius C) chưa được chứng minh, nhưng một số nghiêncứu tin rằng nó rất có thể tồn tại. Người Dogon cũng có một số hiểu biết về hệ mặt trời vô hình khác, chẳng hạn như các mặt trăng của sao Mộc. Nhưngngay cả khi người Dogon có thông tin về các ngôi sao từ thời Ai Cập cổ đại, làm sao họ biết về những sự kiện không thể nhìn được đó mà không có sự trợ giúp của các thiết bị? Các nhà khoa học và chiêm tinh học tự hỏi: Liệu người Dogon có phải là nhà chiêm tinh bậc thầy. Và câu hỏi vẫn chưa có đáp án.
Vì vậy, điều này càng trở nên thú vị khi chính người Dogon tự nhận họ có liên quan đến người ngoài hành tinh cổ đại. Họ kể những câu chuyện về người ngoài hành tinh, vốn là động vật lưỡng cư được gọi là "Nommos". Những người ngoài hành tinh này đi từ hệ thống sao Thiên Lang quê nhà xuống Trái đất. Đó là vào thời cổ đại, ngay khi khu vực Lưỡng Hà trỗi dậy. Nommos đã giải thích một số chi tiết về những ngôi sao cho người Dogon thời đó và họ bảo tồn kiến thức này cho đến ngày nay. Nhiều nhà nhân chủng học vẫn còn hoài nghi điều này.
Bí ẩn các sao Thiên Lang
Ngôi sao Thiên Lang, không giống như những sao khác, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó vẫn là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Mặc dù cách trái đất 8,6 năm ánh sáng nhưng nhiều nhà chiêm tinh học từ thời cổ đại cho đến ngày nay đã theo dõi nó. Trên thực tế, người ta suy đoán rằng người Ai Cập cổ đại có lẽ đã xây đựng và sắp xếp các kim tự tháp của họ với sao Thiên Lang trong tâm trí. Nhưng mãi đến năm 1862, các nhà thiên văn học mới xác định được sao Thiên Lang thứ hai. Đó là một mặt trời lùn và họ đặt tên là Sirius B.Ngôi sao gốc lớn hơn sau đó được đặt tên lại là Sirius A.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học sử dụng kính thiên văn Hubble để cô lập ánh sáng từ sao lùn trắng Sirius B khi nó đang quay quanh Sirius A trong chòm sao Đại Khuyển. Sirius B được phát hiện năm 1862 và từ đó, các nhà thiên văn thất vọng vì ánh sáng chói lóa của Sirius A lấn át khả năng quan sát cũng như đo trọng lượng Sirius B.
Thần thoại người Dogon
Bộ lạc Dogon ở Tây Phi tin rằng nguồn gốc của sự sáng tạo là một ngôi sao xoay quanh Thiên Lang và được gọi là "sao Digitaria". Họ thuật lại rằng ngôi sao này rất nhỏ nhưng nặng và chứa các yếu tố xây dựng sự sáng tạo.
2 nhà nhân chủng học người Pháp, Germaine Dieterlen và Marcel Griaule đã nghiên cứu bộ lạc Dogon sống tại một vùng núi bị cô lập ở Bandiagara, phía nam sa mạc Sahara ở Mali, Tây Phi. Marcel Griaule đã viết vềnhững phát hiện và khám phá của họ trong cuốn sách "Cuộc trò chuyện với Ogotemmeli", xuất bản năm 1947. Ogotemmeli là nhà sử học truyền miệng của tộc Dogon, ông được bố truyền lại cho vai trò này. Ông tuyên bố con người được tạo ra bởi những sinh vật biến đổi ADN.
Trên thực tế, ông cho biết ADN của người đã bị thao túng 3 lần và có 3 phiên bản người khác nhau được thiết kế. Ông nói rằng đó là thất bại của những người đã tạo ra chúng ta. Họ là những người ngoài hành tinh lưỡng cư từ hệ thống sao Thiên Lang. Sau khi đáp xuống Trái đất trên con tàu vũ trụ 3 chân với "tiếng ồn và gió lớn", họ đã kết hợp ADN của họ với ADN của các loài động vật có giới tính duy nhấtvà tạo ra con người. Người Nummo đến từ hệ thống sao Thiên Lang và giống như rắn, thằn lằn, tắc kè hoa và cá.
Một bộ lạc châu Phi bị cô lập lại có lịch sử truyền miệng tuyên bố nhân loại do một chủng tộc người ngoài hành tinh gọi là Nummos tạo ra có phải rất kỳ diệu? Và việc chủng ngoài hành tinh này đến từ một hệ sao mà đến nay, khoa học hiện đại cùng với kính thiên văn đã có thể xác nhận nó tồn tại, khẳng định niềm tin của một bộ tộc châu Phi có nguồn gốc di cư từ Ai Cập.
Vì vậy, câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra là làm sao một bộ tộc biệt lập, một dân tộc không có lịch sử bằng văn bản lại có những thông tin khoa học liên quan đến các vì sao cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng? Đó là điều mà các nhà thiên văn phải đến ngày nay mới xác nhận được.
Dogon, bộ lạc phi thường đến từ Mali, Tây Phi, đã gây trở lại cho các phi hành gia NASA và các nhà khoa học tên lửa nổi tiếng khắp thế giới bởi kiến thức tinh vi và tiên tiến về vũ trụ của họ. Họ được cho là hậu duệ của người Ai Cập, những người đã chạy trốn khỏi các cuộc đàn áp tôn giáo từ hàng ngàn năm đến 3.200 năm trước Công nguyên. Ngôi sao Dogon (các nhà thiên văn học gọi là Sirius B) thậm chí còn không được nhìn thấy hay chụp ảnh cho tới khi một kính thiên văn lớn làm được vào năm 1970.
Cho đến nay, câu hỏi vẫn còn đó: Làm sao người Dogon có được kiến thức từ hàng ngàn năm trước mà không có bất cứ chiếc kính viễn vọng cổ nào? Có thật họ là hậu duệ của người ngoài hành tinh?