Bí ẩn hồ nước chứa hơn 500 bộ xương người trên dãy Himalaya

Ở độ cao khoảng 5.000m, hồ Roopkund trên dãy Himalaya chứa tới hàng trăm hài cốt với niên đại khác nhau mà tới nay vẫn là một bí ẩn lớn với giới chuyên gia.

Trong Thế chiến 2, tại một thung lũng xa xôi ẩn sâu trong dãy Himalaya, một kiểm lâm Ấn Độ tên là Hari Kishan Madhwal có một phát hiện rất đặc biệt.

Trong Thế chiến 2, tại một thung lũng xa xôi ẩn sâu trong dãy Himalaya, một kiểm lâm Ấn Độ tên là Hari Kishan Madhwal có một phát hiện rất đặc biệt.

Ở độ cao 4800m, Madhwal bắt gặp một hồ sông băng nhỏ vô cùng kỳ lạ dưới làn nước trong. Một hồ nước chứa đầy xương người. Địa điểm mà ông phát hiện ngày nay gọi là hồ Roopkund hay hồ xương người nổi tiếng.

Ở độ cao 4800m, Madhwal bắt gặp một hồ sông băng nhỏ vô cùng kỳ lạ dưới làn nước trong. Một hồ nước chứa đầy xương người. Địa điểm mà ông phát hiện ngày nay gọi là hồ Roopkund hay hồ xương người nổi tiếng.

Các nhà chức trách lo ngại những hài cốt này thuộc về một nhóm binh lính Nhật Bản cố gắng xâm nhập vùng đất Ấn Độ do Anh kiểm soát. Tuy nhiên, khoảng 500 hài cốt này đã tồn tại từ lâu, không thể là binh lính Nhật Bản.

Các nhà chức trách lo ngại những hài cốt này thuộc về một nhóm binh lính Nhật Bản cố gắng xâm nhập vùng đất Ấn Độ do Anh kiểm soát. Tuy nhiên, khoảng 500 hài cốt này đã tồn tại từ lâu, không thể là binh lính Nhật Bản.

Các thập kỷ sau đó, nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích nguồn gốc bí ẩn của những bộ xương ở hồ Roopkund. Một số cho rằng chúng thuộc về một đội quân Ấn Độ cổ đại trở về sau trận chiến, đi qua núi Himalaya. Các giả thuyết khác lại gợi ý, những người này bỏ mạng do dịch bệnh, hoặc do một trận mưa đá dữ dội.

Các thập kỷ sau đó, nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích nguồn gốc bí ẩn của những bộ xương ở hồ Roopkund. Một số cho rằng chúng thuộc về một đội quân Ấn Độ cổ đại trở về sau trận chiến, đi qua núi Himalaya. Các giả thuyết khác lại gợi ý, những người này bỏ mạng do dịch bệnh, hoặc do một trận mưa đá dữ dội.

Một bài hát dân gian địa phương nổi tiếng kể câu chuyện về một nhóm người hành hương bất kính đi tới ngôi đền Hindu thờ nữ thần núi Nanda Devi gần đó. Tức giận trước hành vi của nhóm người này, nữ thần ném những quả bóng cứng như sắt về phía họ.

Một bài hát dân gian địa phương nổi tiếng kể câu chuyện về một nhóm người hành hương bất kính đi tới ngôi đền Hindu thờ nữ thần núi Nanda Devi gần đó. Tức giận trước hành vi của nhóm người này, nữ thần ném những quả bóng cứng như sắt về phía họ.

Một số bộ xương có dấu viết chấn thương phù hợp với việc bị tấn công bởi một vật tròn. Các chuyên gia không tìm thấy vũ khí nhưng lại thấy những mảnh trang sức quần áo và trang sức tôn giáo. Những bộ xương gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong điều kiện sức khỏe tốt, đồng nghĩa giả thuyết chiến tranh và đại dịch không hợp lí.

Một số bộ xương có dấu viết chấn thương phù hợp với việc bị tấn công bởi một vật tròn. Các chuyên gia không tìm thấy vũ khí nhưng lại thấy những mảnh trang sức quần áo và trang sức tôn giáo. Những bộ xương gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong điều kiện sức khỏe tốt, đồng nghĩa giả thuyết chiến tranh và đại dịch không hợp lí.

Do đó các nhà nghiên cứu kết luận nhóm người thiệt mạng có thể là người hành hương từ Nam Á, chết vào thế kỷ 9. Tuy nhiên, một nghiên cứu lấy mẫu ADN của 38 bộ xương vào năm 2019 cho thấy nhóm người này thuộc 3 nhóm khác biệt về mặt gen. 23 người có tổ tiên có họ hàng với những người Ấn Độ ngày nay, 1 người có tổ tiên Đông Nam Á và gây ngạc nhiên nhất là 14 người có nguồn gốc từ Đông Địa Trung Hải.

Do đó các nhà nghiên cứu kết luận nhóm người thiệt mạng có thể là người hành hương từ Nam Á, chết vào thế kỷ 9. Tuy nhiên, một nghiên cứu lấy mẫu ADN của 38 bộ xương vào năm 2019 cho thấy nhóm người này thuộc 3 nhóm khác biệt về mặt gen. 23 người có tổ tiên có họ hàng với những người Ấn Độ ngày nay, 1 người có tổ tiên Đông Nam Á và gây ngạc nhiên nhất là 14 người có nguồn gốc từ Đông Địa Trung Hải.

Điều này có thể giải thích bởi sự tồn tại của một vương quốc Ấn - Hy Lạp trong vùng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 2 TCN. Tuy nhiên phương pháp định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy không có hài cốt nào thuộc thời kỳ này. Những người có tổ tiên Nam Á tồn tại từ nhiều thời kỳ khác nhau trong khoảng thế kỷ 7-10. Những người có gốc gác từ Địa Trung Hải cùng tồn tại từ thế kỷ 18.

Điều này có thể giải thích bởi sự tồn tại của một vương quốc Ấn - Hy Lạp trong vùng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 2 TCN. Tuy nhiên phương pháp định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy không có hài cốt nào thuộc thời kỳ này. Những người có tổ tiên Nam Á tồn tại từ nhiều thời kỳ khác nhau trong khoảng thế kỷ 7-10. Những người có gốc gác từ Địa Trung Hải cùng tồn tại từ thế kỷ 18.

Niên đại khác biệt cũng cho thấy có thể nguyên nhân cái chết của những người này khác nhau. Có khả năng hồ nước này là một nghĩa địa tạm thời, điều này sẽ giải thích cho sự đa dạng của hài cốt.

Niên đại khác biệt cũng cho thấy có thể nguyên nhân cái chết của những người này khác nhau. Có khả năng hồ nước này là một nghĩa địa tạm thời, điều này sẽ giải thích cho sự đa dạng của hài cốt.

Cuối cùng, vẫn không có bằng chứng mang tính quyết định nào giải thích về nguồn gốc các bộ xương dưới hồ Roopkund. Hằng năm khi mùa xuân đến, hồ nước đóng băng này lại tan chảy để lộ những bộ xương nhưng không tiết lộ nguồn gốc của chúng. Hiện tại, hồ xương này vẫn là một bí ẩn với nhân loại. ạ;ak;a

Cuối cùng, vẫn không có bằng chứng mang tính quyết định nào giải thích về nguồn gốc các bộ xương dưới hồ Roopkund. Hằng năm khi mùa xuân đến, hồ nước đóng băng này lại tan chảy để lộ những bộ xương nhưng không tiết lộ nguồn gốc của chúng. Hiện tại, hồ xương này vẫn là một bí ẩn với nhân loại. ạ;ak;a

Mời quý độc giả xem video: Bình Phước: Chơi bên hồ nước sát nhà, hai chị em đuối nước thương tâm | THDT

Lê Trang (theo BBC)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-ho-nuoc-chua-hon-500-bo-xuong-nguoi-tren-day-himalaya-1825428.html