Bí ẩn hơn 200 kim tự tháp là lăng mộ vua chúa 'ẩn mình' giữa sa mạc
Nằm ở vùng sa mạc phía Tây Sudan, bên bờ con sông Nile huyền thoại là gần 200 kim tự tháp cổ, đây lưu giữ hài cốt của những vị vua.
Nằm ở vùng sa mạc phía Tây Sudan, bên bờ con sông Nile huyền thoại là quần thể di tích kim tự tháp Meroe. Dù thuộc vào trong số những di tích quốc gia và đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa nhưng những chứng nhân lịch sử này vẫn là cái tên lạ lẫm đối với thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu, những kim tự tháp ở nơi đây được xây dựng từ thời Vương quốc Kush, một đế chế hùng mạnh từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.
Theo tổ chức UNESCO, các công trình kiến trúc trên đảo Meroe, vùng bán sa mạc nằm giữa sông Nile và sông Atbara, là bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa tiểu vùng Saharan và Địa Trung Hải cũng như Trung Đông trong thời kỳ cổ đại.
Ảnh minh họa.
Hơn 200 kim tự tháp được tìm thấy tại Sudan, trong đó 177 công trình nằm trên đảo Meroe và 74 kim tự tháp khác ở vùng Nuri. Được biết, Meroe từng là thủ đô của Vương quốc Kush trong vài thế kỷ.
Cũng giống như các kim tự tháp Ai Cập, các kim tự tháp ở Meroë được xây dựng với mục đích là sửdụng làm lăng mộ cho các thành viên gia đình hoàng gia.
Những công trình mang tuổi đời khoảng 4.600 tuổi này đã đứng vững sau nhiều năm tháng cho đến thập niên 80. Vào khoảng thời gian này, nhiều tòa kim tự tháp đã bị phá hủy trong công cuộc truy tìm kho báu của nhà thám hiểm người Ý Giusepe Ferlini.
Thực tế, kim tự tháp ở Sudan nhỏ hơn các công trình ở Ai Cập và có lẽ vì vậy nơi đây chỉ thu hút khoảng 10 du khách mỗi ngày. Các kim tự tháp tại Sudan đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới, nhiều hướng dẫn viên sẵn sàng đưa du khách tham quan các kim tự tháp, tuy nhiên họ lại không biết nhiều về lịch sử của chúng.