Mới đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một hũ gốm 2.300 năm tuổi cùng với một đồng xu bên dưới sàn cửa hàng của thợ thủ công cổ đại ở quảng trường tại thành phố Athens. Bên trong hũ này có chứa đầu và chân gà.
Phát hiện cho thấy bằng chứng mới về việc người cổ đại cố gắng sử dụng ma thuật như thế nào.
Toàn bộ mặt ngoài của chiếc hũ xương gà được bao phủ bởi ký tự. Trên hũ có 55 cái tên, chỉ còn vài chục trong số đó còn sót lại dưới dạng những con chữ rải rác hoặc vết mờ. Các nhà khoa học cho rằng chiếc hũ này tồn tại vào khoảng năm 300 TCN.
Một dòng chữ đứt đoạn ngoài 55 cái tên mang nội dung "chúng tôi ràng buộc".
Người thực hiện lời nguyền cũng đóng một chiếc đinh sắt lớn xuyên qua hũ. Đinh sắt và xương gà nhiều khả năng là để thực hiện một lời nguyền độc địa. Đinh sắt thường xuất hiện kèm theo những lời nguyền cổ đại, nhằm ngăn chặn và khiến người bị nguyền rủa không thể nhúc nhích.
Đầu và chân gà hé lộ người buông lời nguyền muốn nạn nhân mất đi khả năng sử dụng bộ phận cơ thể tương tự con vật bị hiến tế. Vị trí chôn hũ xương gà đóng đinh mang lời nguyền chết chóc đến 55 người này là ở dưới tòa nhà mà thợ thủ công sử dụng cho thấy lời nguyền có thể bắt nguồn từ tranh chấp ở nơi làm việc.
"Số lượng lớn những cái tên viết trên bình cho thấy đó là một vụ án mạng. Những người sáng tác lời nguyền có thể trích dẫn tất cả những đối thủ có thể tưởng tượng ra những hành động ác ý của họ, bao gồm cả nhân chứng, gia đình và những người ủng hộ phe đối lập. Vào thời điểm đó, các vụ xét xử diễn ra phổ biến ở Athens và thu hút rất nhiều công chúng”, Jessica Lamont, giáo sư hàng đầu tại Đại học Yale phân tích.
Ông cho rằng, vị trí tìm thấy cái hũ là một tòa nhà được sử dụng bởi những người thợ thủ công. Điều này cho thấy rằng, vụ kiện có thể liên quan đến một tranh chấp nơi làm việc.
Lời nguyền chết chóc có thể được tạo ra bởi những thợ thủ công làm việc trong chính tòa nhà này, có lẽ là trong thời gian dẫn đến một phiên tòa liên quan đến xung đột về nơi làm việc.
Theo các chuyên gia chiếc hũ xương gà đóng đinh mang lời nguyền chết chóc đến 55 người ở Athens này phải xuất phát từ những người có kiến thức tốt, bởi độ phức tạp của lời nguyền.
Họ cho rằng điều này có thể liên quan đến một vụ án lớn thời cổ đại. Thời điểm khoảng năm 300 trước Công Nguyên - niên đại của chiếc bình - cũng trùng khớp với giai đoạn nhiều cuộc xung đột chính trị xảy ra ở Athens.
Xem thêm video: Cuộn giấy trong quan tài nghìn năm hé lộ bí mật của người Ai Cập.
Thiên Trang (TH)