Với hơn 3.000 tảng đá, đây là nơi tập trung nhiều đá đẽo thủ công thời tiền sử nhất trên thế giới.
Các cự thạch phân bố rộng rãi trên khắp châu Âu, châu Phi và châu Á, đặc biệt là ở Ireland, Vương quốc Anh và Pháp.
Những tảng đá ở Carnac nổi tiếng với sự kỳ dị, được xếp theo 13 dòng, trải dài hơn 12 km.
Dù đã nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được mục đích chính xác của việc dựng những tảng đá này.
Có một số giả thuyết về mục đích của các tảng đá: có thể chúng được dựng lên để tạo ra con đường thần thánh cho các vị thần, hoặc để nghiên cứu thiên văn.
Truyền thuyết địa phương lại kể rằng, mỗi tảng đá là một chiến binh La Mã bị biến thành đá bởi thánh Kito giáo.
Các nhà khoa học xác định rằng, khu cự thạch này được xây dựng từ 7.000 đến 4.000 năm trước, kéo dài trong 3.000 năm.
Khu vực này có hệ thống cự thạch lớn nhất thế giới, với các tảng đá nguyên khối và đơn lẻ, kích thước khác nhau, cao từ 1 mét đến 20 mét, và thường được chạm khắc hình tam giác biểu tượng.
Một giả thuyết gần đây cho rằng khu cự thạch này có thể là một nghĩa địa khổng lồ, nơi người tiền sử dùng tảng đá để tưởng nhớ người chết.
Qua hàng ngàn năm, nhiều tảng đá đã bị phá hoại do con người khai thác đá để xây dựng, làm quy mô khu cự thạch bị thu hẹp đáng kể.
Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.
Thiên Trang (TH)