Bí ẩn kỳ thú về loài cá đuối... nghe xong phải giật mình

Bộ Cá đuối (Rajiformes) gồm những loài cá kỳ lạ có hình đĩa, vây ngực giống như đôi cánh nối liền với đầu. Với khả năng bơi uyển chuyển dưới nước khiến chúng được ví như những 'chim bay' trong đại dương.

 Cá đuối đại bàng đốm là một trong những loài cá đuối đẹp nhất trên thế giới. Tuy không phải loài nguy cấp nhưng sắp bị đe dọa. Theo các nhà khoa học, loài cá đuối này có xu hướng sống ở biển rộng thay vì đáy biển. Loài này có khả năng "trình sản", khi một con cái cô đơn quá lâu, nó sẽ tự thụ thai và sinh con non mà không cần đến cá đực.

Cá đuối đại bàng đốm là một trong những loài cá đuối đẹp nhất trên thế giới. Tuy không phải loài nguy cấp nhưng sắp bị đe dọa. Theo các nhà khoa học, loài cá đuối này có xu hướng sống ở biển rộng thay vì đáy biển. Loài này có khả năng "trình sản", khi một con cái cô đơn quá lâu, nó sẽ tự thụ thai và sinh con non mà không cần đến cá đực.

Cá đuối bướm gai (Gymnura altavela) dài 4m sống ở các vùng tương đối ấm của Đại Tây Dương. Có hình dạng giống con bướm ngài, chúng lướt trên đáy biển để săn động vật không xương sống và cá. Chiều dài cánh của chúng có thể lên đến hơn 2,5 mét. Mỗi lứa chúng sinh sản từ 3-8 con non tùy theo vùng nước. Nếu số con càng nhiều thì kích thước con non sinh ra sẽ nhỏ, dẫn đến kích thước trưởng thành cũng nhỏ. Vì vậy, loài này rất đa dạng về kích thước.

Cá đuối bướm gai (Gymnura altavela) dài 4m sống ở các vùng tương đối ấm của Đại Tây Dương. Có hình dạng giống con bướm ngài, chúng lướt trên đáy biển để săn động vật không xương sống và cá. Chiều dài cánh của chúng có thể lên đến hơn 2,5 mét. Mỗi lứa chúng sinh sản từ 3-8 con non tùy theo vùng nước. Nếu số con càng nhiều thì kích thước con non sinh ra sẽ nhỏ, dẫn đến kích thước trưởng thành cũng nhỏ. Vì vậy, loài này rất đa dạng về kích thước.

Cá nạng hải (Manta birostris) có thể đạt chiều dài lên đến 9m hiện diện ở các vùng biển nhiệt đới toàn cầu. Loài cá đuối lớn nhất thế giới này lọc thức ăn bằng cách dùng vành miệng đặc biệt để dồn các sinh vật phù du vào trong miệng. Thường mỗi lần mang thai lên đến 1 năm, chúng chỉ sinh từ 1-2 con non. Loài này sở hữu bộ não lớn nhất trong họ cá đuối, nặng tới 200g, lớn hơn não cá mập voi từ năm đến mười lần.

Cá nạng hải (Manta birostris) có thể đạt chiều dài lên đến 9m hiện diện ở các vùng biển nhiệt đới toàn cầu. Loài cá đuối lớn nhất thế giới này lọc thức ăn bằng cách dùng vành miệng đặc biệt để dồn các sinh vật phù du vào trong miệng. Thường mỗi lần mang thai lên đến 1 năm, chúng chỉ sinh từ 1-2 con non. Loài này sở hữu bộ não lớn nhất trong họ cá đuối, nặng tới 200g, lớn hơn não cá mập voi từ năm đến mười lần.

Cá đuối gai độc thông thường ( Dasyatis pastinaca ) là một loài cá đuối gai độc trong họ Dasyatidae , được tìm thấy ở vùng đông bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải và Biển Đen. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại rất sợ nọc độc của nó, Hercules đã mất một ngón tay vì vết cắn của cá đuối gai độc, Circe được cho là đã trang bị cho con trai mình là Telegonus một ngọn giáo có đầu nhọn là gai cá đuối và anh ta đã vô tình giết chết cha mình là Odysseus.

Cá đuối gai độc thông thường ( Dasyatis pastinaca ) là một loài cá đuối gai độc trong họ Dasyatidae , được tìm thấy ở vùng đông bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải và Biển Đen. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại rất sợ nọc độc của nó, Hercules đã mất một ngón tay vì vết cắn của cá đuối gai độc, Circe được cho là đã trang bị cho con trai mình là Telegonus một ngọn giáo có đầu nhọn là gai cá đuối và anh ta đã vô tình giết chết cha mình là Odysseus.

Cá đuối bồng chấm xanh (Taeniura lymma) dài 90cm phân bố ở các rạn san hô Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương. Màu sắc bất thường là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của chiếc gai độc trên đuôi chúng. Bởi vì những đốm xanh rất đẹp này mà chúng trở thành một loài nuôi cảnh phổ biến. Tuy nhiên, chúng là loài không thích hợp để nuôi nhốt, thường không sống được lâu trong bể, có con còn tuyệt thực khi bị nuôi nhốt.

Cá đuối bồng chấm xanh (Taeniura lymma) dài 90cm phân bố ở các rạn san hô Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương. Màu sắc bất thường là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của chiếc gai độc trên đuôi chúng. Bởi vì những đốm xanh rất đẹp này mà chúng trở thành một loài nuôi cảnh phổ biến. Tuy nhiên, chúng là loài không thích hợp để nuôi nhốt, thường không sống được lâu trong bể, có con còn tuyệt thực khi bị nuôi nhốt.

Cá đuối quạt xám (Dipturus batis) dài 2,9m phổ biến ở Đông Bắc Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải. Là loài cá đuối châu Âu to nhất, chúng săn những con cá ở độ sâu trung bình và động vật không xương sống ở đáy biển. Khác với hầu hết các loài khác đẻ con, đây là loài cá đuối đẻ trứng. Chúng giao phối vào mùa xuân, và trong suốt mùa hè, con cái đẻ khoảng 40 quả trứng trong các bãi cát hoặc bùn. Trứng phát triển trong 2–5 tháng trước khi nở.

Cá đuối quạt xám (Dipturus batis) dài 2,9m phổ biến ở Đông Bắc Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải. Là loài cá đuối châu Âu to nhất, chúng săn những con cá ở độ sâu trung bình và động vật không xương sống ở đáy biển. Khác với hầu hết các loài khác đẻ con, đây là loài cá đuối đẻ trứng. Chúng giao phối vào mùa xuân, và trong suốt mùa hè, con cái đẻ khoảng 40 quả trứng trong các bãi cát hoặc bùn. Trứng phát triển trong 2–5 tháng trước khi nở.

Cá đuối sông đốm mắt (Potamotrygon motoro) dài 50cm sống trong các dòng sông ở Nam Mỹ. Là một trong các loài cá đuối hiếm hoi sống trong nước ngọt, ngược lại chúng rất phổ biến. Ngày nay chúng được nuôi cảnh trên khắp thế giới. Mặc dù chúng vẫn sinh sản khi nuôi nhốt nhưng nếu đang mang thai trong tự nhiên mà bị bắt, nó sẽ tự phá thai.

Cá đuối sông đốm mắt (Potamotrygon motoro) dài 50cm sống trong các dòng sông ở Nam Mỹ. Là một trong các loài cá đuối hiếm hoi sống trong nước ngọt, ngược lại chúng rất phổ biến. Ngày nay chúng được nuôi cảnh trên khắp thế giới. Mặc dù chúng vẫn sinh sản khi nuôi nhốt nhưng nếu đang mang thai trong tự nhiên mà bị bắt, nó sẽ tự phá thai.

Cá đuối nước ngọt khổng lồ hay cá đuối sông Mekong (Himantura polylepis) dài 4m là loài cá đuối bản địa của lưu vực sông Mekong. Loài cá đuối nước ngọt lớn nhất này đang suy giảm số lượng nghiêm trọng do tác động từ các đập thủy điện ở khu vực. Nó hiện đang nằm trong kỷ lục thế giới là con cá nước ngọt lớn nhất được bắt chỉ bằng cần câu. Tại Việt Nam, ngư dân ở tỉnh An Giang cũng nhiều lần bắt được.

Cá đuối nước ngọt khổng lồ hay cá đuối sông Mekong (Himantura polylepis) dài 4m là loài cá đuối bản địa của lưu vực sông Mekong. Loài cá đuối nước ngọt lớn nhất này đang suy giảm số lượng nghiêm trọng do tác động từ các đập thủy điện ở khu vực. Nó hiện đang nằm trong kỷ lục thế giới là con cá nước ngọt lớn nhất được bắt chỉ bằng cần câu. Tại Việt Nam, ngư dân ở tỉnh An Giang cũng nhiều lần bắt được.

Cá đuối tròn Haller (Urobatis halleri) dài 50cm phân bố ở các vùng biển ven bờ từ châu Mỹ, từ California đến Panama. Cư trú ở chỗ nước nông và có cát, gai độc của chúng là mối đe dọa với người tắm biển. Chúng rất thích và cũng giỏi ngụy trang nên người tắm biển thường trở thành nạn nhân. Loài này nắm giữ kỷ lục của loài cá đuối có thành tích "bất hảo" nhất với số người bị chích hàng năm cao nhất.

Cá đuối tròn Haller (Urobatis halleri) dài 50cm phân bố ở các vùng biển ven bờ từ châu Mỹ, từ California đến Panama. Cư trú ở chỗ nước nông và có cát, gai độc của chúng là mối đe dọa với người tắm biển. Chúng rất thích và cũng giỏi ngụy trang nên người tắm biển thường trở thành nạn nhân. Loài này nắm giữ kỷ lục của loài cá đuối có thành tích "bất hảo" nhất với số người bị chích hàng năm cao nhất.

Mời quý độc giả xem video: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấn tượng của loài cá đắt đỏ bậc nhất thế giới. Video do Báo Tri thức & Cuộc sống thực hiện.

Tuệ Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-ky-thu-ve-loai-ca-duoi-nghe-xong-phai-giat-minh-2098964.html