Bí ẩn những đường hầm khổng lồ ở Nam Mỹ: Do 'quái vật' tạo ra?

Tại Nam Mỹ, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng trăm đường hầm khổng lồ không phải do con người tạo ra. Họ phát hiện những công trình này do một loài 'quái vật' khổng lồ tạo ra.

Trong quá trình tìm kiếm tàn tích của người Maya tại khu vực Nam Mỹ vào những năm 1930, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện hàng trăm đường hầm khổng lồ. Những đường hầm này có kích thước khác nhau, Trong số này, một số đường hầm cao khoảng 2m, rộng 4m.

Trong quá trình tìm kiếm tàn tích của người Maya tại khu vực Nam Mỹ vào những năm 1930, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện hàng trăm đường hầm khổng lồ. Những đường hầm này có kích thước khác nhau, Trong số này, một số đường hầm cao khoảng 2m, rộng 4m.

Brazil và Argentina là hai địa điểm phát hiện nhiều đường hầm bí ẩn. Trên các bức tường, các chuyên gia phát hiện nhiều dấu vết móng vuốt khổng lồ.

Brazil và Argentina là hai địa điểm phát hiện nhiều đường hầm bí ẩn. Trên các bức tường, các chuyên gia phát hiện nhiều dấu vết móng vuốt khổng lồ.

Căn cứ vào những dấu vết móng vuốt bên trong đường hầm, các chuyên gia nhận định những công trình này không phải do con người tạo ra cũng như không được hình thành một cách tự nhiên.

Căn cứ vào những dấu vết móng vuốt bên trong đường hầm, các chuyên gia nhận định những công trình này không phải do con người tạo ra cũng như không được hình thành một cách tự nhiên.

Thay vào đó, các chuyên gia nhận định những đường hầm khổng lồ ở Nam Mỹ là "sản phẩm" của một loài "quái vật". Họ suy đoán "quái vật" đó có thể chính là một loài lười đất khổng lồ hiện đã tuyệt chủng.

Thay vào đó, các chuyên gia nhận định những đường hầm khổng lồ ở Nam Mỹ là "sản phẩm" của một loài "quái vật". Họ suy đoán "quái vật" đó có thể chính là một loài lười đất khổng lồ hiện đã tuyệt chủng.

Heinrich Frank, Giáo sư đến từ Đại học Liên bang Rio Grande do Sul, Brazil gọi đó là những "đường hầm cổ sinh". Ông và các đồng nghiệp đã phát hiện những đường hầm bí ẩn này vào những năm 2000 ở thị trấn Novo Hamburgo.

Heinrich Frank, Giáo sư đến từ Đại học Liên bang Rio Grande do Sul, Brazil gọi đó là những "đường hầm cổ sinh". Ông và các đồng nghiệp đã phát hiện những đường hầm bí ẩn này vào những năm 2000 ở thị trấn Novo Hamburgo.

Sau một thời gian tìm kiếm, nhóm của giáo sư Frank phát hiện hơn 1.500 đường hầm ở bang Rio Grande do Sul. Trong số này, đường hầm lớn nhất có chiều dài gần 610m, cao 1,8m, rộng từ 0,9 - 1,5m.

Sau một thời gian tìm kiếm, nhóm của giáo sư Frank phát hiện hơn 1.500 đường hầm ở bang Rio Grande do Sul. Trong số này, đường hầm lớn nhất có chiều dài gần 610m, cao 1,8m, rộng từ 0,9 - 1,5m.

Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 4.000 tấn đất và đá được đào xới ra khỏi sườn đồi để tạo ra những đường hầm khổng lồ như vậy.

Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 4.000 tấn đất và đá được đào xới ra khỏi sườn đồi để tạo ra những đường hầm khổng lồ như vậy.

Từ đây, các nhà nghiên cứu suy đoán nhiều thế hệ lười đất khổng lồ đã đào xới đất đá và tạo nên các đường hầm như trên. Những cá thể lười đất có kích thước tương đương loài voi ngày nay. Chúng từng sống ở Nam Mỹ trước khi biến mất vào khoảng 10.000 năm trước.

Từ đây, các nhà nghiên cứu suy đoán nhiều thế hệ lười đất khổng lồ đã đào xới đất đá và tạo nên các đường hầm như trên. Những cá thể lười đất có kích thước tương đương loài voi ngày nay. Chúng từng sống ở Nam Mỹ trước khi biến mất vào khoảng 10.000 năm trước.

Lười đất khổng lồ là một trong số những loài động vật có vú trên cạn lớn nhất trên Trái đất. Mỗi cá thể khi trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 5,5m và có thể đứng bằng 2 chân khi cần. Nó có bộ móng vuốt lớn, dài hơn 40cm và rất cứng.

Lười đất khổng lồ là một trong số những loài động vật có vú trên cạn lớn nhất trên Trái đất. Mỗi cá thể khi trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 5,5m và có thể đứng bằng 2 chân khi cần. Nó có bộ móng vuốt lớn, dài hơn 40cm và rất cứng.

Nhờ bộ móng vuốt đó, lười đất có thể dễ dàng đào xới đất đá, tìm kiếm thức ăn. Theo các nhà nghiên cứu, loài này đào đường hầm để làm nơi trú ẩn, giữ ấm cho cơ thể khi nhiệt độ Trái đất giảm đáng kể.

Nhờ bộ móng vuốt đó, lười đất có thể dễ dàng đào xới đất đá, tìm kiếm thức ăn. Theo các nhà nghiên cứu, loài này đào đường hầm để làm nơi trú ẩn, giữ ấm cho cơ thể khi nhiệt độ Trái đất giảm đáng kể.

Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn khu rừng “quái vật tuyết” ở Nhật Bản. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Tâm Anh (theo Discovermagazine)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-nhung-duong-ham-khong-lo-o-nam-my-do-quai-vat-tao-ra-1849185.html