Chuyến bay 967 Varig. Chiếc máy bay chở hàng Boeing 707 đã mất tích ở đâu đó giữa sân bay Narita ở Tokyo và Los Angeles. Bất chấp hàng tháng trời tìm kiếm phối hợp giữa các lực lượng Mỹ và Nhật Bản, chiếc máy bay của Brazil vẫn chưa được tìm thấy.
Trong hành trình từ Limestone, Maine tới Lakenheath, England, một chiếc Douglas C-124 Globemaster II đã mất tích ngày 23/3/1951 . Việc có tới 53 binh sỹ của Không quân Mỹ ở trên máy bay đã thúc đẩy một chiến dịch tìm kiếm lớn nhất từng được thực hiện, tuy nhiên, chiếc máy bay chưa bao giờ được tìm thấy.
Chuyến bay 7 của Pan America Airways. Đầu năm 1959, hơn 1 năm sau vụ mất tích, Ủy ban hàng không dân dụng Mỹ không tìm được nguyên nhân khả thi nào để đưa ra kết luận chính xác vì sao chiếc Boeing 377 mất tích và đã chính thức khép lại cuộc điều tra. Chiếc máy bay được mệnh danh là "Romance của những bầu trời" đang trong chặng đầu tiên của hành trình vòng quanh thế giới khởi hành từ San Francisco và dự kiến dừng chân ở Honolulu. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã gặp nạn ở Thái Bình Dương, khiến 44 người thiệt mạng mà không hề có tín hiệu thông báo sự cố khẩn cấp trong khi các nhà điều tra phát hiện mức độ carbon monoxide cực cao trong một số thi thể.
B-47 của Không quân Mỹ. Ngày 10/3/1956, sau khi thất bại trong việc kết nối liên lạc để tiếp nhiên liệu, một chiếc máy bay ném bom B-47 của Mỹ đã mất tích ở Địa Trung Hải. Một cuộc tìm kiếm quy mô lớn đã không thể lần ra manh mối của chiếc máy bay chở 2 lõi bom hạt nhân.
Chuyến bay 2501 của Northwest Airlines. Ngày 23/6/1950, chiếc DC-4 với 58 người trên máy bay mất tích trên hành trình từ New York tới Minnesota. Bằng chứng duy nhất về thảm họa máy bay thương mại tồi tệ nhất của Mỹ chỉ là những mảnh thi thể khủng khiếp trôi dạt vào bờ biển Tây Michigan.
DC-4 của Pacific Air Lines (Canada). Khi chiếc máy bay vận tải DC-4 với 38 người gặp nạn ở đông nam bờ biển Alaska năm 1951, thì biệt danh "vùng đất của những chiếc máy bay mất tích" một lần nữa được khôi phục, Hơn 20 chiếc máy bay khác được huy động để tìm kiếm ở khu khe núi đóng băng và những mỏm đá lởm chởm, nhưng xác máy bay này cũng chưa bao giờ được tìm thấy.
Avro York của Skyways. Ngày 2/2/1953, chiếc Avro York của Skyways đã biến mất ở phía Bắc Đại Tây Dương với 39 hành khách và phi hành đoàn. Các nhà điều tra bắt tay tìm hiểu vụ mất tích bí ẩn xảy ra đâu đó giữa quần đảo Azores và Gander, Newfoundland, nhưng cuối cùng họ đã tuyên bố rằng "không đủ bằng chứng để kết luận nguyên nhân gây ra thảm kịch".
Chuyến bay 738 của Flying Tiger. Các thông tin năm 1962 cho rằng nguyên nhân dẫn đến thảm kịch của chiếc máy bay vận tải quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương là do một vụ nổ hoặc do hành động phá hoại, bởi không có kết luận đáng tin cậy nào được đưa ra. Thời điểm đó, cuộc tìm kiếm quy mô lớn đã không mang lại kết quả nào.
Star Tiger của BSAA. Theo các cuộc điều tra chính thức năm 1948 về vụ mất tích của chiếc máy bay Avro Tudor IV, thực sự có thể nói rằng, chưa từng thấy sự cố nào khó hiểu hơn thế. Điều xảy ra trong trương hợp này sẽ không bao giờ được biết đến và số phận của Star Tiger vẫn là một bí ẩn không lời giải.
Star Ariel của BSAA. Tam giác Bermuda lại một lần nữa là yếu tố được nhắc tới trong vụ mất tích này. Gần như chính xác 1 năm sau vụ mất tích của Star Tiger, một chiếc Avro Tudor IV khác, lần này chở 20 hành khách và phi hành đoàn đã biến mất ở khu vực này. Một lần nữa, không thi thể hay mảnh vỡ nào được tìm thấy./.
Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Theo Espresso