Bí ẩn 'quả cầu sét' đoạt mạng nhiều người ở Anh, chuyên gia 'lắc đầu'

Hiện tượng một quả rực lửa từ trên trời rơi xuống tấn công và đoạt mạng nhiều người đã được ghi nhận ở Anh từ năm 1195 thách thức cả những nhà nghiên cứu.

Theo ghi nhận, vào ngày 7/6 năm 1195, một quả cầu quay rực lửa nổi lên từ một đám mây đen trên bầu trời nắng chói chang gần chỗ ở tại London của giám mục Norwich.

Theo ghi nhận, vào ngày 7/6 năm 1195, một quả cầu quay rực lửa nổi lên từ một đám mây đen trên bầu trời nắng chói chang gần chỗ ở tại London của giám mục Norwich.

Khoảnh khắc kỳ lạ này đã được Gervase, một tu sĩ của Giáo hội Anh ở Canterbury ghi lại trong một biên niên sử tu viện được biên soạn từ khoảng năm 1180 đến 1199.

Khoảnh khắc kỳ lạ này đã được Gervase, một tu sĩ của Giáo hội Anh ở Canterbury ghi lại trong một biên niên sử tu viện được biên soạn từ khoảng năm 1180 đến 1199.

Đây được xem là ghi chép đáng tin cậy đầu tiên về quả cầu sấm sét ở Anh, và thuyết phục hơn nhiều so với mô tả trước đó của châu Âu. Trước đây, ghi chép sớm nhất về một lần nhìn thấy được cho là từ thế kỷ 17.

Đây được xem là ghi chép đáng tin cậy đầu tiên về quả cầu sấm sét ở Anh, và thuyết phục hơn nhiều so với mô tả trước đó của châu Âu. Trước đây, ghi chép sớm nhất về một lần nhìn thấy được cho là từ thế kỷ 17.

Năm 1556, nghị sĩ Nicholas Walsh cho biết một quả cầu sét đã giết chết gia đình trực hệ của ông và ông được thừa hưởng nhiều tài sản của cha mình, nhưng câu chuyện này dường như không được ghi lại cho đến năm 1712 bởi nhà sử học Sir Thomas Atkyns.

Năm 1556, nghị sĩ Nicholas Walsh cho biết một quả cầu sét đã giết chết gia đình trực hệ của ông và ông được thừa hưởng nhiều tài sản của cha mình, nhưng câu chuyện này dường như không được ghi lại cho đến năm 1712 bởi nhà sử học Sir Thomas Atkyns.

Các thủy thủ đoàn của HMS Warren Hastings cũng báo cáo đã bị tấn công bởi những quả cầu lửa khổng lồ từ trên trời rơi xuống vào hơn 200 năm trước. Vụ tấn công đã đốt cháy con tàu và giết chết một vài người.

Các thủy thủ đoàn của HMS Warren Hastings cũng báo cáo đã bị tấn công bởi những quả cầu lửa khổng lồ từ trên trời rơi xuống vào hơn 200 năm trước. Vụ tấn công đã đốt cháy con tàu và giết chết một vài người.

Một thế kỷ sau, nhà huyền bí người Anh Aleister Crowley đã mô tả chi tiết một "quả cầu điện chói lọi" xuất hiện trong ngôi nhà nhỏ của mình trong cuốn tự truyện. Ông cho biết quả cầu lơ lửng này ngay lập tức phát nổ, khiến ông hơi giật mình một chút.

Một thế kỷ sau, nhà huyền bí người Anh Aleister Crowley đã mô tả chi tiết một "quả cầu điện chói lọi" xuất hiện trong ngôi nhà nhỏ của mình trong cuốn tự truyện. Ông cho biết quả cầu lơ lửng này ngay lập tức phát nổ, khiến ông hơi giật mình một chút.

Theo giới quan sát, tia sét cầu, biểu hiện là một quả cầu sét sáng chói có đường kính từ 1 đến 100 cm xuất hiện trong cơn giông, thường bay lơ lửng trên mặt đất và di chuyển bất kể cường độ hay hướng gió.

Theo giới quan sát, tia sét cầu, biểu hiện là một quả cầu sét sáng chói có đường kính từ 1 đến 100 cm xuất hiện trong cơn giông, thường bay lơ lửng trên mặt đất và di chuyển bất kể cường độ hay hướng gió.

Quả cầu sét thường có màu đỏ, cam, vàng hoặc xanh lam được mô tả là đôi khi xâm nhập vào các tòa nhà và phát nổ, khiến khu vực đó bốc cháy hoặc thậm chí làm bị thương những người xung quanh. Các nhân chứng cũng ngửi thấy một mùi lưu huỳnh khác biệt khi nó biến mất.

Quả cầu sét thường có màu đỏ, cam, vàng hoặc xanh lam được mô tả là đôi khi xâm nhập vào các tòa nhà và phát nổ, khiến khu vực đó bốc cháy hoặc thậm chí làm bị thương những người xung quanh. Các nhân chứng cũng ngửi thấy một mùi lưu huỳnh khác biệt khi nó biến mất.

Dù không ai biết chính xác đó là gi nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là hiện tượng sét hòn. "Sét hòn" là một hiện tượng điện trong khí quyển chưa được giải thích. Thuật ngữ này đề cập tới những vật thể sáng chói, thường có hình cầu có kích thước từ cỡ hạt đậu đến vài mét đường kính.

Dù không ai biết chính xác đó là gi nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là hiện tượng sét hòn. "Sét hòn" là một hiện tượng điện trong khí quyển chưa được giải thích. Thuật ngữ này đề cập tới những vật thể sáng chói, thường có hình cầu có kích thước từ cỡ hạt đậu đến vài mét đường kính.

Nó thường gắn với những cơn giông, nhưng kéo dài lâu hơn đáng kể so với ánh sáng chớp nhoáng của tia sét. Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến nó.

Nó thường gắn với những cơn giông, nhưng kéo dài lâu hơn đáng kể so với ánh sáng chớp nhoáng của tia sét. Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến nó.

Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một số còn có tia phát ra xung quanh.

Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một số còn có tia phát ra xung quanh.

Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí.

Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí.

Mời các bạn xem video: Trăng máu - hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-qua-cau-set-doat-mang-nhieu-nguoi-o-anh-chuyen-gia-lac-dau-1694022.html