'Bí ẩn quan tài treo' khiến cộng đồng khảo cổ học sửng sốt! Các chuyên gia treo thưởng hơn 1 tỷ để tìm ra vấn đề, nhưng lão nông đã phá giải chỉ trong một câu
Những cỗ quan tài neo trên vách đá cao từ hàng nghìn năm ở nhiều tỉnh miền Trung và Nam Trung Quốc đặt cho các nhà khoa học và thám hiểm nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
Bí ẩn về quan tài treo, chuyên gia chưa tìm ra lời giải đáp
Trong vùng núi đá ở Gongxian, Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nghĩa địa hình thành trên những vách núi thẳng đứng, nơi những chiếc quan tài gỗ được treo trên không trung bằng 2-3 thanh gỗ.
Những ngôi mộ này được cho là tạo ra bởi người Bo, một bộ tộc đã biến mất khoảng 400 năm trước. Mỗi chiếc quan tài được làm từ một thân cây rỗng.
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, ngôi mộ lâu đời nhất trong số này được xác định có từ 3000 năm trước và gần nhất đã cách đây 400 năm.
Trong nhiều thập kỷ, nhiều học giả đã cố gắng thu thập các manh mối để xác định xem tại sao tộc người Bo lại thực hiện nghi thức an táng này, và làm cách nào mà họ có thể đặt quan tài ở những vị trí khó tiếp cận như thế.
Các chuyên gia nhận định rằng dân tộc thiểu số Bo đã tạo ra những chiếc quan tài này, bởi vì văn hóa của họ xuất hiện gần như đồng thời với những chiếc quan tài. Sau đó, tộc người Bo cùng tập quán này của họ đã biến mất trong những ghi chép vào cuối triều đại nhà Minh.
Có một số bằng chứng về việc người Minh đã tàn sát người Bo. Tuy nhiên, người Bo đến từ đâu và điều gì đã xảy ra với họ vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi cho đến ngày nay.
Phần thưởng 300.000 NDT, cuối cùng cũng bị lão nông phá giải chỉ bằng một câu nói
Trải qua mấy chục năm, các chuyên gia vẫn không tìm được câu trả lời giải thích đúng nhất về việc làm sao người xưa có thể đưa những chiếc quan tài nặng đến vậy treo lên vách núi. Cuối cùng, tới năm 1997, Tập đoàn Du lịch Long Hổ Sơn và đoàn chuyên gia đã quyết định trao thưởng 300.000 NDT (khoảng hơn 1 tỷ VND) cho ai tìm được đáp án.
Dù họ nhận được rất nhiều câu trả lời như dùng khinh khí cầu, thang hay cọc… nhưng đoàn chuyên gia vẫn không tìm được đáp án đúng. Tuy nhiên, sau khi một lão nông ở Long Hổ Sơn tới và đã vén bức màn bí mật về quan tài treo chỉ với 1 từ là "cầu vồng".
Vừa nghe xong, các chuyên gia chợt ồ lên thích thú, hóa ra đáp án chỉ đơn giản như vậy. Trên thực tế từ "cầu vồng" theo tiếng địa phương ở Giang Tây vốn để chỉ một phương pháp vận chuyển vô cùng quen thuộc của họ.
Do địa hình tại đây vốn là núi cao, người dân địa phương thường sử dụng những sợi dây được làm từ da động vật, vỏ cây sắn dây, dây lạt từ tre và một số vật liệu khác, rất bền và chắc, có thể chịu được sức nặng lên tới nghìn cân.
Cụ thể đó là phương pháp vận chuyển tương tự như hệ thống ròng rọc để kéo quan tài lên vách núi. Trên thực tế, các chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy những mẩu dây thừng bên cạnh các di vật của người chết.
Điều này cũng đã củng cố thêm cho quan điểm sử dụng dây thừng để di chuyển quan tài mà người nông dân đã đề cập. Dù vậy vẫn có những ý kiến cho rằng với công nghệ lạc hậu như thời xưa thì khả năng tạo được một loại dây thừng có độ bền lớn như vậy là rất khó.
Các chuyên gia nhận được câu trả lời, nhưng bí ẩn lại trỗi dậy
Cho đến nay, các chuyên gia đã có được lời giải thích hợp lý, nhưng một vấn đề mới lại phát sinh, đó là dù bạn có trang bị này thì có thể đưa quan tài vào trong hang thì trên những vách đá chắc chắn sẽ có những dấu vết ma sát của chiếc quan tài còn sót lại.
Nhưng sau khi các chuyên gia phát hiện không có dấu vết của quan tài di chuyển trên những vách đá này, thì một câu hỏi nữa đặt ra là tại sao người xưa đưa quan tài lên trên vách đá mà không hề có dấu vết nào? Đây lại là một bí ẩn mới. Mặc dù có những bí ẩn về quan tài treo cổ nối tiếp nhau, nhưng điều mà chúng ta phải thán phục đó chính là trí tuệ mà người xưa sở hữu khiến người ta phải sửng sốt.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: VTV24.