Bí ẩn sân bóng nguy hiểm nhất thế giới
'Thật đáng sợ khi chơi bóng ở đây' - người hùng bóng đá Argentina Lionel Messi đã phải thốt lên như vậy. Còn tiền đạo nổi tiếng người Brazil Neymar cũng tỏ ra bất bình: 'Thật là vô nhân đạo khi chơi trong những điều kiện đó…'. Sân vận động (SVĐ) nguy hiểm nhất thế giới nằm ở đâu và vì sao nó khiến cho các cầu thủ bóng đá e sợ đến vậy?
“Trái tim thể thao” của Bolivia
Sân bóng đá Hernando Siles ở La Paz của Bolivia được mệnh danh là SVĐ nguy hiểm nhất thế giới. Các cầu thủ từ những đội tuyển quốc gia khác nhau đã liên tục phàn nàn về những điều khổ sở trong thời gian thi đấu. Nhiều người nói rằng ở trên sân rất khó thở, một số bị chóng mặt, một số khác thì bị nôn. Trong khi đó thì cầu thủ Bolivia cảm thấy thoải mái và điều này thường giúp họ đánh bại các đối thủ có vị thế cao hơn. Năm 2007, Liên đoàn Bóng đá quốc tế (FIFA) đã cấm các trận đấu tại Hernando Siles, song điều này đã gây ra rất nhiều sự phản đối. Giờ đây, đấu trường này định kỳ tổ chức các giải thi đấu, trong đó có cả những giải đấu quốc tế. Bí ẩn của SVĐ nguy hiểm này là gì và vì sao nó lại thuộc về của đội chủ nhà Bolivia?
Bolivia khó có thể được gọi là một quốc gia bóng đá. Trong suốt lịch sử, Bolivia chỉ 3 lần tham dự World Cup và mỗi lần đều dừng bước ở vòng bảng, lần cuối cùng xảy ra điều này là vào năm 1994. Ở Cúp châu Mỹ họ thường không may mắn hơn: theo quy định, đội tuyển quốc gia không chơi ở vòng loại trực tiếp. Tuy vậy cũng vẫn có những ngoại lệ. Năm 1963, đội trở thành vô địch châu lục và năm 1997 đã giành huy chương bạc. Hai thành tựu này đạt được trong bối cảnh của những thất bại liên tiếp và không có tham vọng thực tế nên dường như là một điều gì đó không tự nhiên và cần phải được lý giải một cách chính xác. Nguyên nhân là nằm ở địa điểm diễn ra cả hai giải đấu. Bolivia đã chơi xuất sắc tại sân nhà Hernando Siles. Thực tế là SVĐ này đã hỗ trợ các cầu thủ của họ hiệu quả hơn bất cứ điều gì khác.
Hernando Siles là sân vận động chính ở Bolivia.
Hernando Siles ở La Paz là SVĐ bóng đá lớn nhất ở Bolivia với sức chứa hơn 40 nghìn người. Móng sân được xây ngay từ năm 1927 và mọi công việc đã hoàn tất trong khoảng 3 năm. SVĐ này được đặt theo tên của người sáng lập đảng Quốc dân là Hernando Siles, người nắm quyền từ năm 1926 đến năm 1930 và trở nên nổi tiếng là một nhà lãnh đạo rất có tầm ảnh hưởng ở Bolivia.
SVĐ Hernando Siles được xây dựng để tổ chức các sự kiện thể thao quy mô lớn và ngay từ khi khai trương đã được sử dụng làm sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia. Năm 1940, một SVĐ khác là Felix Capriles thích hợp cho việc này được mở ra ở Cochabamba, tuy nhiên nó chỉ là SVĐ quan trọng thứ hai. Lý do là ở sức chứa, nó chỉ có thể chứa được khoảng 10 nghìn người. Giờ đây Hernando Siles là sân nhà không chỉ của đội tuyển quốc gia, mà còn là của hai CLB đình đám nhất Bolivia là Bolivar và Stronggest, đó là những đội chơi ở giải hạng nhất. Đôi khi các trận đấu trên sân được tổ chức mà những đội tham dự đến từ các giải đấu thấp hơn.
Đặc điểm quan trọng nhất của Hernando Siles là nó nằm tại khu vực Miraflores - ở độ cao 3.601 mét so với mực nước biển. Đây là một trong số những SVĐ nằm ở vị trí cao nhất thế giới, là nơi tổ chức các trận đấu của những đội bóng chuyên nghiệp. Vì lý do này mà trên báo chí, đấu trường này thường được gọi là nơi đáng sợ nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới.
Những trận thắng tưng bừng trên sân Hernando Siles
Năm 1963, Bolivia lần đầu tiên tổ chức một giải đấu quốc tế lớn - Giải vô địch Nam Mỹ (tên hiện tại là Cup châu Mỹ - giải đấu được công nhận vào năm 1975). Các trận đấu được diễn ra trên cả Hernando Siles và Felix Capriles. Giải vô địch được diễn ra trong một vòng đấu, không có vòng loại trực tiếp. Đội tuyển quốc gia Bolivia giành vị trí nhất bảng chung cuộc nhờ chiến thắng trước các đội Peru (3:2), Paraguay (2:0), Argentina (3:2) và cả Brazil (5:4).Hầu hết các trận đấu này đều diễn ra trên SVĐ Hernando Siles.
Năm 1997, quốc gia này một lần nữa trở thành chủ nhà ở giải đấu chính của châu lục. Giải vô địch bây giờ bao gồm một vòng bảng và một loạt các trận đấu loại trực tiếp. Bolivia trở thành đội có thành tích tốt nhất trong nhóm B, vượt mặt Argentina, Paraguay và Chile. Cần nói thêm là ở tứ kết, tại SVĐ Hernando Siles, Bolivia đã đánh bại Colombia (2:1). Cũng tại sân đấu đó, vào bán kết họ cũng đánh bại cả Mexico (3:1). Và chỉ có Brazil ở trận chung kết là quá khó nhằn đối với chủ nhà Bolivia của giải với tỉ số (1:3). Làm thế nào Brazil vượt qua được lời nguyền của đấu trường này, là một điều bí ẩn.
Thực sự là trong thời kỳ có một chuỗi các thành tích xuất sắc từ năm 1963-1997 thì Bolivia chưa bao giờ có được một kết quả sánh ngang với những chiến công trên. Chiến tích của Bolivia trong các trận đấu trên sân nhà không dừng lại ở đó. Năm 2001, đội bóng đã phục thù Brazil, năm 2009 họ ghi đến 6 bàn vào lưới Argentina. Và trong vòng loại các giải Vô địch thế giới 2006, 2010 và 2014, Bolivia đã giành được 10 trận thắng trên sân nhà và 8 trận hòa. Ở các trận trên sân khách thì kết quả trở nên tồi tệ hơn nhiều với 2 trận hòa và không có trận thắng nào.
Các số liệu thống kê vẫn tự nói lên điều này. Trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2018, Bolivia đã thua tất cả các trận trên sân khách, nhưng lại giành được 4 chiến thắng trên sân nhà, kể cả trước các đội tuyển quốc gia Argentina và Chile. Bolivia đã hòa với Brazil tại sân Hernando Siles nhưng bị đánh bại ngay trên sân khách với tỷ số đậm 0:5.
Trận đấu vòng loại World Cup 2022 giữa Bolivia và Argentina.
“Thật đáng sợ khi chơi ở đây”
Những đối thủ của Bolivia trong các trận đấu trên sân Hernando Siles đã liên tục phàn nàn về tình trạng sức khỏe không tốt. Đến cuối trận, phong độ của họ giảm sút, mạch đập bất thường, đau đầu và có người cảm thấy nôn nao. Không khí loãng không bão hòa, và một số vận động viên thậm chí còn yêu cầu mặt nạ dưỡng khí.
Ví dụ, cựu cầu thủ đội tuyển quốc gia Venezuela là Alejandro Moreno cho biết: “Thứ đầu tiên mà bạn nhìn thấy trong phòng thay đồ ở Bolivia là bình dưỡng khí. Điều này gây cảm giác nặng nề không chỉ về thể chất, mà còn về tinh thần. Bạn thực hiện vài động tác giật và thế là phổi như bị cháy vậy”. Đội trưởng đội tuyển Argentina, Lionel Messi cũng chia sẻ cảm xúc tương tự sau trận đấu chọn suất dự World Cup 2014. “Thật đáng sợ khi chơi ở đây. Mỗi lần sau khi tăng tốc, bạn phải tự phục sức. Các cầu thủ bị đau đầu và chóng mặt” - tiền đạo này giải thích. Sau trận đấu đó, báo chí viết rằng cầu thủ người Argentina suýt ngất xỉu ngay trên sân, nhưng bản thân anh đã phủ nhận điều này. Và vào năm 2017, trong vòng loại World Cup 2018, trong số những người bất bình, có cả tiền đạo người Brazil Neymar. “Thật là vô nhân đạo khi chơi trong những điều kiện như thế. Sân, độ cao, trận đấu - mọi thứ đều tồi tệ” - anh này viết.
Không có gì lạ: các bác sĩ nói rằng, khi cơ thể một người chưa được sẵn sàng với độ cao như vậy, thể trạng sẽ mất đi khoảng 30% khả năng của mình. Ngoài ra, điều này có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe nếu vận động viên có những vấn đề về tim. Phải mất vài tuần để thích nghi, mà các cầu thủ thường không có cơ hội đến đó quá sớm.
Một trận đấu tại sân vận động Hernando Siles.
Những người Bolivia thì đã quen với việc sống và tập luyện trong những điều kiện như vậy và họ có được một lợi thế không thể phủ nhận. Đối với các đối thủ của họ thì việc cơ thể phải chịu đựng điều kiện khắc nghiệt quả là một thử thách nghiêm trọng. Và chuyện kể của Moreno về các bình dưỡng khí được đặt trong phòng thay đồ không phải là sự tưởng tượng, mà đó là cách duy nhất để cứu lá phổi của các cầu thủ bóng đá.
Vấn đề về mức độ an toàn khi thi đấu trong những điều kiện tương tự đã được thảo luận sôi nổi ngay từ năm 2007. Tại Hội nghị lần thứ 57 của FIFA, lần đầu tiên người ta quyết định cấm tổ chức các giải đấu tại những SVĐ nằm ở độ cao trên 2.500m so với mực nước biển. Tuy nhiên, điều này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ các đại diện của làng bóng đá không chỉ ở Bolivia, mà còn ở Colombia, Ecuador, Peru, Chile và Mexico.
Huyền thoại bóng đá Argentina Diego Maradona, khi đó là bạn của tổng thống Bolivia Evo Morales đã gọi quyết định trên là ngớ ngẩn. Theo ông, nếu ở các đội bóng xuất hiện vấn đề về sự thích nghi, thì họ cứ việc bay đến Bolivia sớm hơn, hoặc nếu sự thể là vậy thì có thể cũng không chơi bóng ở Nga được vì thời tiết giá lạnh. Bản thân chính trị gia cũng không đứng ngoài cuộc. Có lần Tổng thống Bolivia Morales đã hỏi Diego Maradona rằng ông nghĩ gì về quy tắc được đưa ra. Maradona đã trả lời: “Ai thắng được ở độ cao sẽ xứng đáng chiến thắng. Người sợ độ cao thì không có vị thế”.
Không có gì ngạc nhiên khi lệnh cấm đối với SVĐ Hernando Siles được dỡ bỏ rất nhanh chóng - FIFA đã không thể chịu được sức ép và buộc phải nhượng bộ. Điều này đã chính thức được chứng minh là bởi SVĐ có thể chế quốc gia. Sau đó, các nhà chức trách bóng đá Bolivia đã không chỉ một lần lên tiếng chỉ trích việc đối xử “không công bằng” đối với các SVĐ có độ cao ở các quốc gia khác.
Đặc biệt là cuộc thảo luận về yêu cầu cho phép thi đấu tại SVĐ Olimpico Atahualpa của Ecuador, nơi nằm ở độ cao 2.780m so với mực nước biển. Đấu trường này là sân nhà của đội tuyển quốc gia Ecuador kể từ năm 1951. Kết quả là mốc kiểm soát ban đầu từ 2.500m đã được nâng lên đến 3.000m. Và phần lớn các sân vận động bị cấm, bao gồm cả Olimpico, bắt đầu hoạt động tự do trở lại.