Bí ẩn về lăng mộ có 3000 thanh kiếm, Tần Thủy Hoàng từng muốn khai quật cũng phải từ bỏ vì 1 lý do
Hầu hết các hoàng đế và anh hùng các triều đại đều quan tâm đến kho báu được cất giấu trong lăng mộ của Hạp Lư ở núi Hổ Khâu. Tuy nhiên, không một ai dám khai quật vì lo ngại trở thành kẻ tội đồ đào mồ chôn xác, để lại tiếng xấu trong sử sách.
Vào năm 771 - 476 trước công nguyên, Ngô Hạp Lư (vị vua thứ 24 của nước Ngô) sai Chuyên Chư ám sát Ngô vương Liêu, rồi nhanh chóng xưng vương và trở thành một trong những Xuân Thu Ngũ Bá.
Đến khi vua Ngô Hạp Lư qua đời, con trai ông đã chiêu mộ 100 nghìn người đào hồ, đắp đất thành gò để xây dựng lăng mộ. Nhớ lại lúc sinh thời cha có niềm đam mê với bảo kiếm nên con trai đã sưu tầm 3.000 thanh kiếm nổi tiếng từ khắp nơi cùng vô vàn báu vật để chôn cất cùng. Trong số đó, nổi bật nhất là 2 thanh kiếm “thần” có tên Biển Chư và Ngư Trường. Báu vật được rất nhiều hoàng đế và các bậc anh hùng khao khát được sở hữu.
Theo tương truyền của người dân nơi đây, ba ngày sau khi chôn cất Hạp Lư, một luồng ánh sáng bay lên trời biến thành con hổ trắng cố thủ trên núi. Từ đó, nơi đây được đặt tên là Hổ Khâu.
Lịch sử Trung Quốc từng ghi chép lại, người đầu tiên cho đào lăng mộ Hạp Lư là Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi chinh phạt nước Ngô, vì thèm muốn kho báu trong mộ nên ông ta bí mật cử người đào mộ, nhưng không tìm được đường vào nên từ bỏ.
Vài trăm năm sau, Tần Thủy Hoàng đến đây trong một chuyến du hành. Nghe nói trong lăng mộ Hạp Lư có thanh kiếm Ngư Trường nổi tiếng nên muốn khai quật ngôi mộ. Các quan đi cùng can ngăn nên vua Tần đành phải gạt bỏ ý định lấy kiếm.
Hầu hết các hoàng đế và anh hùng của các triều đại đều quan tâm đến kho báu được cất giấu trong lăng mộ của Hạp Lư ở núi Hổ Khâu. Tuy nhiên, họ ít dám khai quật, một phần vì lý do không ai muốn trở thành kẻ tội đồ đào mồ chôn xác, để lại tiếng xấu trong sử sách.
Cho đến năm 1960, sau khi hồ cạn kiệt do phải hút cạn nước để sửa chữa, người ta phát hiện ra một hang động nhỏ bí ẩn chỉ đủ để một người đi qua. Cuối hang xuất hiện một cổng đá gồm ba phiến đá. Theo phân tích của chuyên gia, cánh cổng này là lối vào lăng mộ vua Ngô Hạp Lư. Tuy nhiên vào thời điểm đó các bộ phận liên quan không có ý định đào sâu tìm hiểu.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.