Bí ẩn về phiến đá Palermo: Bằng chứng về các phi hành gia cổ đại ở Ai Cập?
Phiến đá Palermo một trong 7 mảnh vỡ còn sót lại của một tấm bia Biên niên sử hoàng gia thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Mọi người từ lâu đã bị cuốn hút với ý tưởng rằng trong quá khứ xa xôi, các nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh đã đến thăm Trái đất và giúp nhân loại khởi động sự phát triển trên hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị bác bỏ một cách kiên quyết bởi nhiều người tin rằng không có chuyện đó xảy ra, mặc dù có rất nhiều khám phá chỉ ra một phần lịch sử rất khác của nhân loại, nó dường như trái ngược với khoa học chính thống.
Nhiều văn bản cổ, tranh vẽ và tượng đài đã được coi là bằng chứng ủng hộ lý thuyết du hành vũ trụ cổ đại. Thế nhưng, hàng triệu người khác vẫn để ngỏ và bỏ qua khả năng rằng chúng ta không phải là nền văn minh đầu tiên gọi hành tinh Trái đất là nhà.
Một trong số đó là phiến đá Palermo, là một trong 7 mảnh vỡ còn sót lại của một tấm bia Biên niên sử hoàng gia thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Đây cũng được coi là một trong những nguồn hiện vật quan trọng nhất để nghiên cứu về nền văn minh của Ai Cập cổ đại, và lịch sử lâu đời của nó trên Trái đất.
Mặc dù niên đại chính xác và ai đã tạo ra phiến đá Palermo vẫn còn là một bí ẩn đối với các học giả, nhưng niên đại được chấp nhận nhiều nhất được cho là nó đã xuất hiện vào thời kỳ Cổ Vương quốc, thế kỷ XXI trước Công nguyên.
Điều khiến cho phiến đá này trở nên đặc biệt là trong số các văn bản cổ tương tự khác, phiến đá Palermo liệt kê các vị vua tiền triều của Ai Cập cổ đại và các pharaoh đã cai trị Ai Cập trong năm triều đại đầu tiên. Phần gây tranh cãi nhất của phiến đá Palermo là các vị vua thời tiền triều đại, những vị vua này dường như không phải là con người, họ là những "vị thần" và "á thần" bí ẩn.
Tài liệu, bằng chữ viết tượng hình, kể về 120 vị vua trị vì trước khi người Ai Cập cổ đại chính thức tồn tại như một nền văn minh. Điều thú vị là tên của các "vị thần" và "á thần" bí ẩn cũng xuất hiện trong gia phả của hoàng gia Ai Cập. Ngoài ra, phiến đá Palermo cũng tồn tại những điểm tương đồng với Danh sách Vua Turin (Turin King List) và Danh sách các vị vua Sumer (Sumerian King List), cả ba đều đề cập đến thời kỳ mà các vị thần sống trên Trái đất và họ đã cai trị hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.
Danh sách các vị vua Sumeria là một trong những văn bản cổ xưa đáng chú ý nhất được phát hiện ra trên Trái đất, mô tả chính xác những người cai trị nền văn minh cổ đại Sumeria. Trong bản danh sách của vua Sumeria có đoạn: "…Sau khi vương quyền trao xuống từ thiên đường, ngự trị tại Eridug. Thần Alulim trở thành vua cai trị suốt 28.800 năm. Alaljar cai trị trong 36.000 năm. Hai vị vua này cai trị trong 64.800 năm".
Còn trong bản Danh sách Vua Turin, văn bản cổ đại mô tả những triều đại kéo dài của các vị thần linh, được viết trên giấy cói thời Turin bằng ngôn ngữ thầy tu (một dạng ký tự tượng hình cổ của các thầy tu Ai Cập). Các học giả cho rằng bản giấy cói nguyên gốc là một bản danh sách gồm hơn 300 cái tên kèm theo thời gian cụ thể các vị vua lên ngôi cai trị Ai Cập cổ đại. Đáng chú ý là phần danh sách các vị vua Sumeria được ghi chép chính xác trong 2 hàng cột cuối cùng.
Trong đó trình bày tóm tắt toàn bộ văn bản, nhắc đến danh sách các vị vua Sumeria, có đoạn: "…Vua Shemsu-Hor, trị vì 13.420 năm. Vua Shemsu-Hor trị vì 23.200 năm. Tổng cộng 2 vị vua cai trị 36.620 năm". Ngoài ra bản danh sách trên giấy cói Turin còn cho thấy rõ 9 triều đại đã cai trị Ai Cập trước thời các Pharaoh và trong đó có các vị vua đáng kính: Memphis, North, Shemsu Hor, Horus cai trị đến thời Mene – Pharaoh đầu tiên của Ai Cập cổ đại.
Văn bản cổ đại này mô tả một thời kỳ bí ẩn trên Trái đất, ở đó con người "có thể" sống thọ hàng ngàn năm và cai trị cả lãnh địa cổ đại rộng lớn.
Ngoài những thông tin trên, Biên niên sử Hoàng gia cũng liệt kê những thông tin thú vị khác về thuế ở Ai Cập cổ đại, các nghi lễ tôn giáo, mực nước sông Nile và các chiến dịch quân sự cũng như các chi tiết quan trọng khác. Quan trọng hơn, nó được coi là một trong những nguồn chính mà từ đó Manetón, một nhà sử học Ai Cập biên soạn những tài liệu lịch sử về Ai Cập cổ đại.
Manetón nổi tiếng với tác phẩm “Aegyptiaca”, trong đó ông phân chia những người cai trị Ai Cập cổ đại thành các triều đại, cuối cùng dẫn đến sự hình thành của hệ thống được sử dụng để xác định niên đại của lịch sử Ai Cập cổ đại.
Phiến đá Palermo được làm từ đá bazan đen và được cho là cao khoảng 2m khi nó được hoàn thành. Tuy nhiên những gì chúng ta tìm được ngày nay chỉ là những mảnh vỡ, tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thể tìm kiếm được những mảnh ghép hoàn chỉnh của phiến đá này.
Đá Palermo đã giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng người Ai Cập cổ đại đã phát triển công nghệ vượt trội để nấu chảy đồng, cuối cùng cho phép họ tạo ra những bức tượng đồng đáng kinh ngạc đã có trong triều đại thứ hai.
Palermo Stone cũng ghi lại việc xây dựng tòa nhà bằng đá đầu tiên dưới thời trị vì của Neka, trước kim tự tháp bậc thang của Zoser.
Như bạn có thể thấy, có một số văn bản cổ đại mô tả rất chính xác về thời điểm mà những sinh vật bí ẩn, có thể là thần thánh, tới từ không gian và cai trị nhân loại trong một khoảng thời gian dài. Mặt khác, những lời tường thuật tương tự về 'các vị thần' đã giáng thế từ trên trời xuống có thể được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa cổ đại trên toàn cầu. Đây là lý do tại sao nhiều người cho rằng phiến đá Palermo là một trong những văn tự cổ đại quan trọng chứng minh rằng những sinh vật đến từ thế giới khác đã từng cai trị hành tinh của chúng ta và du hành không gian cổ đại là hoàn toàn có thật.