Bí ẩn vũ trụ: Mặt trăng Titan, sao Thổ có thể giấu các hồ chứa khí metan
Khí hậu của Titan có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn cung cấp khí metan khổng lồ, nằm ẩn ngay dưới bề mặt trên gần như toàn bộ mặt trăng vệ tinh.
Thời tiết trên Titan được điều khiển bởi một chu kỳ mêtan tương tự như chu kỳ nước của Trái đất - khí mêtan trút xuống từ bầu trời và lấp đầy các hồ và biển gần các cực. Nhưng chúng ta chưa bao giờ hoàn toàn hiểu được tất cả lượng khí mêtan đó đến từ đâu, và nó sẽ bị phá hủy hóa học nhanh như thế nào trong khí quyển.
Trong nỗ lực tìm ra thứ gì bổ sung lượng khí mê-tan, Juan Lora tại Đại học Yale và các đồng nghiệp đã xây dựng năm mô phỏng khí hậu của Titan từ khí quyển xuống dưới lòng đất. Mỗi mô hình có độ thấm bề mặt khác nhau, nghiên cứu xem làm thế nào khí mêtan có thể thấm vào lòng đất và được vận chuyển quanh mặt trăng.
Ba trong số các mô hình của họ dự đoán các hồ và đại dương ở hai cực, cho thấy các hồ chứa khí dưới bề mặt thực sự tồn tại. Họ cũng có thể dự đoán chính xác khí hậu của mặt trăng, với lượng mưa được dự báo chủ yếu ở gần xích đạo.
Lần đầu tiên, chúng tôi đã mô phỏng cả sự phân bố của biển mêtan trên Titan và các hệ thống khí hậu, Lora nói.
Mô phỏng cho thấy có thể có hồ chứa khí mêtan ngay dưới bề mặt của gần như toàn bộ mặt trăng. Nó không phải là một đại dương, mà chỉ là vùng chất khí tụ trong không gian lỗ rỗng, trong các vết nứt dưới bề mặt Titan.
Khí mê-tan dưới lòng đất này có thể bổ sung khí mê-tan trong khí quyển, cũng như giữ cho các hồ và biển của Titan được cung cấp chất khí cần thiết. Nó sẽ giải quyết một trong những bí ẩn lớn nhất của Titan, và Lora nói rằng, mô phỏng chi tiết này cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các câu hỏi khác, chẳng hạn như tại sao tất cả các hồ và biển đều nằm ở hai cực.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực