Bị can Nguyễn Phương Hằng có thể đối diện với khung hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù

Đó là khẳng định của luật sư Dương Ánh Nga, thuộc Đoàn Luật sư TP HCM khi nói về khung hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với bà Nguyễn Phương Hằng.

Luật sư Dương Ánh Nga, thuộc Công ty Luật TNHH Hà Trọng Đại và Cộng sự - Đoàn Luật sư TP HCM.

Luật sư Dương Ánh Nga, thuộc Công ty Luật TNHH Hà Trọng Đại và Cộng sự - Đoàn Luật sư TP HCM.

“Theo Điều 32 và Điều 331 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu bà Hằng vi phạm tội danh lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bà Nguyễn Phương Hằng có thể sẽ phải đối diện với khung hình phạt nặng nhất lên đến 7 năm tù”, Luật sư Nga thông tin.

Tối 24/3, Công an TP HCM ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.

Bị can Nguyễn Phương Hằng có thể đối diện với khung hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.

Bị can Nguyễn Phương Hằng có thể đối diện với khung hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.

Luật sư Dương Ánh Nga cho biết, theo Điều 32 và Điều 331 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì bà Nguyễn Phương Hằng có thể phải đối mặt với những hình phạt như phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm nếu bà Hằng vi phạm tội danh lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo Điều 331, BLHS quy định người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Còn phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Nêu quan điểm về nội dung các buổi livestream của bà Hằng, luật sư Ánh Nga cho rằng bà Nguyễn Phương Hằng đã không đưa ra chứng cứ, tài liệu xác thực, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức được nhắc đến.

“Trong những livestream bà Hằng nêu ra các quan điểm của mình về các cá nhân tổ chức nhưng thiếu chứng cứ, hậu quả, ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác thì hành vi đó của bà Hằng có dấu hiệu cấu thành tội vu khống và tội làm nhục người khác được quy định lần lượt tại Điều 155, 156 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017”, luật sư Nga nhấn mạnh.

Chính vì vậy, cơ quan điều tra phải thu thập tài liệu, chứng cứ mà bà Hằng sử dụng trong quá trình livestream để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của bà Hằng. Tuy nhiên, khung hình phạt cho tội danh vu khống và làm nhục người khác chủ yếu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng để xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.

Luật sư Ánh Nga cho rằng trong trường hợp bà Hằng có đầy đủ chứng cứ để minh oan, bà Hằng có thể thuê luật sư để bảo vệ mình. Bà Hằng có quyền yêu cầu luật sư để bào chữa cho mình trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.

Bà Nguyễn Phương Hằng có quyền yêu cầu luật sư để bào chữa cho mình trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.

Bà Nguyễn Phương Hằng có quyền yêu cầu luật sư để bào chữa cho mình trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.

“Theo khoản 1 Điều 73 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021; Điều 13, 14, 15, 16 Thông tư 46/2019/TT-BCA, luật sư được bà yêu cầu sẽ thực hiện đăng ký bào chữa và tư vấn pháp lý cho bà, có mặt trong các buổi hỏi cung.

Để tiến hành thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó, luật sư của bà Hằng có thể đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra; tham gia hỏi, tranh luận trong các phiên xét xử tại phiên tòa”, luật sư Nga nói.

Cũng theo luật sư Nga, có 2 cách để bà Nguyễn Phương Hằng có thể không phải áp dụng các khung hình phạt theo quy định hiện hành.

Thứ nhất, trong quá trình điều tra, bà Hằng có thể đưa ra các tài liệu, hồ sơ chứng minh hành vi livestream của mình không đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

“Thứ hai, theo khoản 1 Điều 54 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, theo đó, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

Ngoài ra, các tình tiết giảm nhẹ được quy định như: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải…”, Luật sư Nga thông tin thêm.

Trong những lần livestream, bà Hằng thu hút đông đảo lượng lớn người hâm mộ vào xem.

Trong những lần livestream, bà Hằng thu hút đông đảo lượng lớn người hâm mộ vào xem.

Bà Nguyễn Phương Hằng được biết đến từ các buổi livestream phản ánh một số cá nhân, nghệ sĩ không minh bạch trong vấn đề quyên góp tiền từ thiện.

Sau khi vào cuộc điều tra, Bộ Công an và Công an TP HCM đã có thông báo khẳng định các cá nhân, nghệ sĩ bị bà Hằng tố cáo không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, trong những livestream gần đây của mình, bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên mạt sát, tấn công nhiều công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước từ những “chứng cứ” - do bà và ekip tự tìm kiếm.

Hoàng Vân

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/bi-can-nguyen-phuong-hang-co-the-doi-dien-voi-khung-hinh-phat-cao-nhat-len-den-7-nam-tu-5682592.html