Bị cô lập vì nước lũ, dân Hà Nội sống cảnh không điện nước, chèo thuyền vào làng

Nước lũ rút chậm và vẫn ngập sâu khiến hàng nghìn gia đình ở một số huyện Hà Nội phải sống trong cảnh không điện, không nước sạch, người dân phải chèo thuyền đi lại.

Sáng nay (28/7), hàng nghìn gia đình ở một số huyện Hà Nội vẫn chìm trong biển nước.

Sáng nay (28/7), hàng nghìn gia đình ở một số huyện Hà Nội vẫn chìm trong biển nước.

Theo ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, con ngõ chính dọc thôn Nhân Lý, Nam Hài, Hạnh Bô,... (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) ngập sâu khoảng 0,5 mét khiến sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, con ngõ chính dọc thôn Nhân Lý, Nam Hài, Hạnh Bô,... (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) ngập sâu khoảng 0,5 mét khiến sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại thôn Nam Hài, càng về cuối thôn, mức ngập càng sâu. Nhiều nhà dân chìm trong biển nước.

Tại thôn Nam Hài, càng về cuối thôn, mức ngập càng sâu. Nhiều nhà dân chìm trong biển nước.

Hàng trăm hộ dân tại đây bị cô lập và phải di chuyển bằng thuyền.

Sáng nay, tại lối vào trung tâm xã này, hàng chục người đứng đợi thuyền để trung chuyển người, lương thực vào làng.

Sáng nay, tại lối vào trung tâm xã này, hàng chục người đứng đợi thuyền để trung chuyển người, lương thực vào làng.

"Nước tràn vào nhà tôi từ cách đây 3,4 hôm và đến bây giờ chưa rút. Nước ngập cao khiến gia đình tôi phải cho mấy đứa nhỏ đi ở nhờ vì không có chỗ ngủ. Hôm nay, do lương thực dự trữ trong nhà đã hết nên tôi phải lội nước ra ngoài mua thêm chuẩn bị cho những ngày tiếp theo", anh Trường (ở xã Nam Phương Tiến) chia sẻ.

"Nước tràn vào nhà tôi từ cách đây 3,4 hôm và đến bây giờ chưa rút. Nước ngập cao khiến gia đình tôi phải cho mấy đứa nhỏ đi ở nhờ vì không có chỗ ngủ. Hôm nay, do lương thực dự trữ trong nhà đã hết nên tôi phải lội nước ra ngoài mua thêm chuẩn bị cho những ngày tiếp theo", anh Trường (ở xã Nam Phương Tiến) chia sẻ.

Còn theo chị Oanh (người dân thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến), đợt ngập lụt lần này tuy không lớn như những năm trước nhưng nước lũ rút lâu hơn. "Ở đây nhiều năm nên thành ra gia đình tôi đã quen và có những kế hoạch chuẩn bị cho đợt lụt này rồi. Năm nay, nước dâng lên không cao như năm 2018 nhưng lại rút lâu hơn. Năm 2018, nước lên cao đến ngang cửa sổ nhà tôi, tôi ngủ trưa một lúc, mở mắt nước đã ngập quá giường.", chị Oanh kể lại.

Còn theo chị Oanh (người dân thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến), đợt ngập lụt lần này tuy không lớn như những năm trước nhưng nước lũ rút lâu hơn. "Ở đây nhiều năm nên thành ra gia đình tôi đã quen và có những kế hoạch chuẩn bị cho đợt lụt này rồi. Năm nay, nước dâng lên không cao như năm 2018 nhưng lại rút lâu hơn. Năm 2018, nước lên cao đến ngang cửa sổ nhà tôi, tôi ngủ trưa một lúc, mở mắt nước đã ngập quá giường.", chị Oanh kể lại.

Những khu vực có độ ngập sâu khiến người dân phải dùng thuyền, xe máy kéo di chuyển.

Trong khi đó, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng cũng xảy ra tại các xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hàng trăm hộ gia đình phải sống cảnh chìm trong biển nước như một ốc đảo mấy ngày qua do Thủy điện Hòa Bình mở 4 cửa xả đáy.

Trong khi đó, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng cũng xảy ra tại các xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hàng trăm hộ gia đình phải sống cảnh chìm trong biển nước như một ốc đảo mấy ngày qua do Thủy điện Hòa Bình mở 4 cửa xả đáy.

Ngay từ đầu làng, biển nước đã dâng ngập các lối đi, mực nước cao hơn mặt đường khoảng từ 50-60cm. Người dân và các phương tiện đi lại rất khó khăn.

Ngay từ đầu làng, biển nước đã dâng ngập các lối đi, mực nước cao hơn mặt đường khoảng từ 50-60cm. Người dân và các phương tiện đi lại rất khó khăn.

Thôn Cấn Hạ ngập chìm trong biển nước mênh mông trưa 28/7.

Bà Bùi Thị Kì (thôn Cấn Hạ, huyện Quốc oai, Hà Nội) cho biết, kể từ năm 2018 đây là lần thứ 2 nước dâng lên cao như thế này. “Tôi thấy nước lên rất nhanh, phải hô hào anh em, hàng xóm chạy hộ cho thóc lúa. Nước lên cao như này nên nhà tôi không đi lại được, công việc kinh doanh cũng phải tạm dừng.”, bà Kì chia sẻ.

Bà Bùi Thị Kì (thôn Cấn Hạ, huyện Quốc oai, Hà Nội) cho biết, kể từ năm 2018 đây là lần thứ 2 nước dâng lên cao như thế này. “Tôi thấy nước lên rất nhanh, phải hô hào anh em, hàng xóm chạy hộ cho thóc lúa. Nước lên cao như này nên nhà tôi không đi lại được, công việc kinh doanh cũng phải tạm dừng.”, bà Kì chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Liễu (xóm 4, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, nước dâng lên như thế này gây thiệt hại rất nhiều về tài sản của gia đình bà, “Gia đình tôi đang cấy 5 sào lúa ngoài ruộng nay bị ngập úng coi như bỏ đi hết. Ở nhà, tôi nuôi đàn gà cũng đã thiệt hại tới 40 con. Cuộc sống trở nên vất vả hơn khi người dân phải sống cảnh không điện, không nước sạch.”, bà Liễu chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Liễu (xóm 4, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, nước dâng lên như thế này gây thiệt hại rất nhiều về tài sản của gia đình bà, “Gia đình tôi đang cấy 5 sào lúa ngoài ruộng nay bị ngập úng coi như bỏ đi hết. Ở nhà, tôi nuôi đàn gà cũng đã thiệt hại tới 40 con. Cuộc sống trở nên vất vả hơn khi người dân phải sống cảnh không điện, không nước sạch.”, bà Liễu chia sẻ.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/bi-co-lap-vi-nuoc-lu-dan-ha-noi-song-canh-khong-dien-nuoc-cheo-thuyen-vao-lang-ar885973.html