Bị đuổi học, cựu sinh viên NUS làm bằng giả để xin việc
Một người đàn ông 30, quốc tịch Trung Quốc làm giả bằng ĐH Quốc gia Singapore (NUS) để xin vào làm tại trường quốc tế dù ông ta bị đuổi học khi chưa hoàn thành chương trình.
Ngày 11/12, tòa án vừa Xie Xin, 30 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, 4.000 dollar Singapore, với tội sử dụng bằng cấp giả.
Hồ sơ vụ án cho hay Xie, thường trú tại Singapore, trúng tuyển vào ĐH Quốc gia Singapore (NUS) vào ngày 1/8/2011. Người này tạm nghỉ học vào ngày 18/4/2016.
Giữa năm đó, Xie tải ảnh chụp bằng tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính của NUS rồi dùng photoshop để chèn tên mình vào đó.
Ngày 13/1/2017, Xie Xin quay trở lại trường nhưng chỉ 5 tháng sau, hắn bị đuổi do không vượt qua kỳ thi.
Ngày 14/11/2018, Xie ứng tuyển làm giáo viên bán thời gian tại trường Quốc tế Ascensia và lọt vào vòng phỏng vấn. Một ngày sau, cựu sinh viên NUS nộp bằng cấp hắn từng làm giả cho nhà tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ ứng tuyển và bước vào phỏng vấn.
Sau đó, Xie trúng tuyển, hợp đồng làm việc có thời hạn từ ngày 15/11/2018 đến ngày 31/12/2019.
Ngày 14/2/2019, bộ phận nhân sự của trường yêu cầu Xie Xin ký vào Biểu mẫu khai báo giáo viên và xác minh tính xác thực của bằng cấp.
Lúc này, Xie do dự và hỏi liệu có thể dùng chứng chỉ A-level để thay bằng đại học (làm giả) trong hồ sơ nhân sự không. 4 ngày sau, người này nộp bản tường trình lên trường, thừa nhận chưa hoàn thành đồ án cuối khóa tại NUS và "vẫn chưa hoàn toàn tốt nghiệp" nhưng sẽ quay lại học nốt khi có điều kiện.
Bộ phận điều hành trường Quốc tế Ascensia liên hệ NUS để xác minh thông tin Xie Xin trình bày.
ĐH Quốc gia Singapore phản hồi bằng cấp mà Xie cung cấp không khớp với bất kỳ hồ sơ tốt nghiệp nào của sinh viên.
Ngày 5/3/2019, trường báo cảnh sát. Ngày 14 tháng đó, Xie bị đuổi việc. Ban đầu, hắn khai bằng giả đó là ảnh chụp bằng gốc mà nhân viên NUS cho hắn xem. Tuy nhiên, sau đó, Xie thừa nhận hành vi làm giả bằng cấp.
Hồ sơ vụ án thông tin thêm nếu Xie Xin chỉ nộp chứng chỉ A-level khi xin việc, hắn vẫn có thể trúng tuyển nhưng nhận mức lương thấp hơn.