Bi kịch sính ngoại thích Tây trong Chân quê của Nguyễn Bính

Hôm qua em đi tỉnh về /Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều là một trong những câu thơ nổi tiếng của Chân quê do Nguyễn Bính sáng tác. Bài thơ là sự xót xa của chàng trai quê trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu.

 Chân quê là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Bính viết năm 1936.

Chân quê là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Bính viết năm 1936.

Bài thơ Chân quê là lời trách móc nhẹ nhàng nhưng xót xa của chàng trai quê về sự đổi thay từ hình thức đến tâm hồn của người yêu.

Bài thơ Chân quê là lời trách móc nhẹ nhàng nhưng xót xa của chàng trai quê về sự đổi thay từ hình thức đến tâm hồn của người yêu.

Chỉ sau một buổi đi tỉnh về cô gái đã biến thành một người khác, một cô gái tân thời với khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm.

Chỉ sau một buổi đi tỉnh về cô gái đã biến thành một người khác, một cô gái tân thời với khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm.

Đặc biệt là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng trong câu "Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng" nhà thơ đã thể hiện được sâu sắc điều đó. Rộn ràng cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hớn hở với trang phục mới của mình.

Đặc biệt là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng trong câu "Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng" nhà thơ đã thể hiện được sâu sắc điều đó. Rộn ràng cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hớn hở với trang phục mới của mình.

Chàng trai đã đi từ tâm trạng buồn- trách móc- xót xa.

Chàng trai đã đi từ tâm trạng buồn- trách móc- xót xa.

Đây cũng chính là tâm trạng của Nguyễn Bính trước sự thay đổi đến chóng mặt của xã hội thời bấy giờ.

Đây cũng chính là tâm trạng của Nguyễn Bính trước sự thay đổi đến chóng mặt của xã hội thời bấy giờ.

Bài thơ chào đời trong một thời kì lịch sử đầy biến động khi cơn gió Á, mưa Âu đang khuynh đảo cả xã hội. Văn minh thị thành lấn át dần văn hóa đồng quê, con người thành thị choán chỗ, làm lu mờ con người đồng nội.

Bài thơ chào đời trong một thời kì lịch sử đầy biến động khi cơn gió Á, mưa Âu đang khuynh đảo cả xã hội. Văn minh thị thành lấn át dần văn hóa đồng quê, con người thành thị choán chỗ, làm lu mờ con người đồng nội.

Trước làn sóng của văn minh thành thị, thi nhân đã dũng cảm chọn lựa “giữ nguyên quê mùa”.

Trước làn sóng của văn minh thành thị, thi nhân đã dũng cảm chọn lựa “giữ nguyên quê mùa”.

Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta... Bài thơ “Chân quê” là một “tuyên ngôn thơ” của Nguyễn Bính chống lại xu hướng thơ hoài cổ, bảo thủ hay chạy theo những lối mới lòe loẹt.

Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta... Bài thơ “Chân quê” là một “tuyên ngôn thơ” của Nguyễn Bính chống lại xu hướng thơ hoài cổ, bảo thủ hay chạy theo những lối mới lòe loẹt.

Sau này, từ chân quê được sử dụng khá phổ biến để miêu tả những người có tính cách và vẻ ngoài bình dị, hiền lành, thật thà, chất phác như những người dân ở vùng quê, vùng nông thôn.

Sau này, từ chân quê được sử dụng khá phổ biến để miêu tả những người có tính cách và vẻ ngoài bình dị, hiền lành, thật thà, chất phác như những người dân ở vùng quê, vùng nông thôn.

Bài thơ Chân quê đã được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc thành một bài hát cùng tên. Còn nhạc sĩ Song Ngọc đã phổ nhạc thành bài hát Hương đồng gió nội.

Bài thơ Chân quê đã được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc thành một bài hát cùng tên. Còn nhạc sĩ Song Ngọc đã phổ nhạc thành bài hát Hương đồng gió nội.

Mời độc giả xem video:Nỗ lực chống kỳ thị người gốc Á tại Mỹ. Nguồn: THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/sach-hay/bi-kich-sinh-ngoai-thich-tay-trong-chan-que-cua-nguyen-binh-1542276.html