'Bí kíp' lấy điểm phần điện phân môn Hóa học
Theo cô Huỳnh Thị Thanh Hương, Tổ trưởng tổ chuyên môn Trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng), chương trình môn Hóa học THPT gồm hai phần chính là vô cơ và hữu cơ.
Kiến thức trọng tâm trong đề thi tốt nghiệp THPT đều thuộc chương trình Hóa học lớp 12, số câu hỏi liên quan đến chương trình lớp 11 rất ít và chủ yếu ghép vào câu hỏi tổng hợp kiến thức.
Củng cố lý thuyết cơ bản
Cô Hương cho hay: Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm với dung lượng kiến thức lớn, đa dạng từ lý thuyết ở mức độ nhận biết, thông hiểu đến bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Theo cô Hương, từ bài tập định tính đến bài tập định lượng, câu hỏi thực hành thí nghiệm đến câu hỏi liên quan vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường... đa số học sinh đều tập trung vào việc chinh phục các bài tập định lượng với mong muốn đạt được điểm số cao trong kỳ thi mà quên rằng bài tập định lượng chỉ chiếm 25% cấu trúc đề thi (khoảng 10 câu/40 câu của đề thi môn Hóa học).
“Học sinh nên có cái nhìn thực tế hơn về đề thi, từ đó tăng thời lượng ôn tập, củng cố lý thuyết cơ bản thành nguồn vốn cố định cho mình trước mỗi kỳ thi”, cô Hương nói.
Ngoài ra, cô Hương minh họa phương pháp học cho nội dung kiến thức về ăn mòn kim loại, điều chế kim loại thuộc phần đại cương kim loại. Hệ thống lại kiến thức cần nắm gồm: Ăn mòn kim loại và điều chế kim loại.
Cụ thể, ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh (M > Mn+ + ne). Trong đó, ăn mòn kim loại có hai dạng gồm: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
Ăn mòn hóa học: Phản ứng ăn mòn không phát sinh dòng điện. Và ăn mòn điện hóa: Phản ứng ăn mòn đồng thời phát sinh dòng điện.
Ăn mòn điện hóa xảy ra khi trong vật liệu có các điện cực khác nhau, tiếp xúc với nhau và đặt trong môi trường điện li.
Sự gỉ sắt (sự ăn mòn vật bằng gang, thép trong không khí ẩm, axit ...):
Fe-Anot (-): Fe >Fe2+ + 2e (Sự oxi hóa)
C-Catot (+): O2 + 2H 2O + 4e > 4OH– (Sự khử)
Hoặc: O2 + 4H+ + 4e > 2H2O
Phản ứng tạo gỉ sắt: 2Fe + 3/2O2 + nH2O > Fe2O3.nH2O
Điểm giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa đều là quá trình oxi hóa – khử. Nhưng ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện, kim loại bị ăn mòn chậm; còn ăn mòn điện hóa phát sinh dòng điện, kim loại bị ăn mòn nhanh.
Đối với bảo vệ kim loại chống ăn mòn sẽ có 2 phương pháp là bảo vệ bề mặt: Cách li kim loại với môi trường bằng cách phủ lên bề mặt kim loại những chất bền vững với môi trường như bôi dầu mỡ, sơn, mạ kim loại, tráng men; còn bảo vệ điện hóa gắn kim loại với một kim loại khác hoạt động hơn. Ví dụ gắn kẽm vào vỏ tàu bằng thép (phần chìm dưới nước) thì kẽm bị ăn mòn, vỏ tàu được bảo vệ.
Điều chế kim loại, nguyên tắc khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại (Mn+ + ne > M). Với phương pháp điện luyện, nhiệt luyện, thủy luyện.
Công thức biểu diễn định luật Faraday:
(theo số mol e trao đổi).
m: Khối lượng chất thu được ở điện cực (gam)
A: Khối lượng mol của chất thu được ở điện cực (gam/mol)
n: Số electron trao đổi
I: Cường độ dòng điện (A)
F: Hằng số Faraday (F = 96500)
Học sinh cần rút ra mối liên hệ, cách nhớ đơn giản khi làm các dạng bài liên quan. Ví dụ làm thế nào để giải quyết gói câu hỏi về phương pháp điều chế kim loại như:
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ca. B. Na. C. Mg. D. Cu.
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Ag. B. Na. C. Ba. D. Al.
Các em có thể dùng sơ đồ cho dạng câu hỏi này như sau:
K, Ba, Na, Mg, Al - Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Điện phân nóng chảy
Điện phân dung dịch, nhiệt luyện, thủy luyện.
Trăm hay không bằng tay quen
Cô Hương cho rằng: Khi ôn tập, học sinh cần nhớ nguyên tắc “Trăm hay không bằng tay quen”, lặp lại thông tin càng nhiều ký ức càng sâu, càng dễ hồi tưởng. Vì vậy, làm càng nhiều bài tập càng tốt. Khi làm bài phải có sự liên hệ kiến thức, rút ra điểm hay, kĩ năng cần áp dụng cho mỗi dạng bài; trao đổi tư liệu với bạn bè, thầy cô.
“Đối với các bài học về lý thuyết chủ đạo, các em cần nắm vững định nghĩa, khái niệm, hiểu được bản chất của định nghĩa, khái niệm đó và biết cách vận dụng để giải quyết các câu hỏi liên quan. Đối với bài học về chất, thí sinh cần phải vững tên gọi, tính chất, mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất, ứng dụng thực tế”, cô Hương thông tin.
Theo cô Hương, để giải bài tập hóa học trước hết, học sinh cần nắm vững lý thuyết, sau đó rèn luyện thêm kĩ năng vận dụng lý thuyết vào các bài tập cụ thể, kĩ năng phân tích đề, sử dụng các thủ thuật tính toán…
Theo cô Hương, cách làm bài hiệu quả là phải bình tĩnh đọc đề thi. Với dạng câu hỏi lý thuyết, làm nhanh câu đọc qua thấy ngay đáp án, những câu còn phân vân để lại làm sau.Với dạng câu hỏi đếm số phát biểu đúng/sai, ở mỗi phát biểu nên ghi chú vào đề các điểm sai, ngoại lệ, sẽ thuận lợi hơn khi các em kiểm tra lại bài. Với dạng bài tập định lượng, câu nào thuộc dạng quen, đã gặp qua làm trước. Câu nào khó, mới lạ làm sau và khi làm nên kết hợp nhìn đáp án vì một số câu có thể định hướng dễ hơn từ đáp án.