Khi bơi ngoài biển, có thể chúng ta sẽ gặp phải hiện tượng nguy hiểm là dòng chảy xa bờ cuốn và lôi người ra xa. Lúc này bạn cần bơi theo đường chéo hoặc song song với bờ để thoát khỏi dòng nước. Không nên cố gắng bơi thẳng vào bờ.
Khi di chuyển theo đường thẳng, cá sấu có thể chạy nhanh hơn con người. Tuy nhiên, do chân ngắn và thân dài, chúng rất vụng về khi phải rẽ ngoặt ở đâu đó. Vì vậy nếu bị một con cá sấu đuổi theo, bạn hãy chạy theo đường zíc zắc để trốn thoát.
Bị sứa "chích", làn da, cơ thể nạn nhân sẽ có phản ứng khá mạnh như dị ứng, sốc thần kinh có thể bị nhiễm độc mạnh. Vậy nên khi không may gặp phải, cần làm sạch vết thương và loại bỏ phần còn lại của xúc tu sứa, rửa sạch vết thương bằng nước muối và dùng giấm táo, hoặc rượu bôi lên vết thương rồi tới gặp bác sĩ để được tư vấn.
Điều quan trọng nhất để qua đêm trong rừng nếu đi lạc là một lớp lót dưới nền đất để tránh nhiễm lạnh khi đêm xuống.
Gấu hầu như không chủ động tấn công con người. Vì vậy, nếu không may gặp chúng, hãy lùi lại từ từ, hạn chế nhìn vào mắt gấu và giữ khoảng cách để tỏ rõ bạn không có ý định xâm phạm lãnh địa của chúng.
Khi gặp tình huống nguy cấp không nên ăn tuyết thay cho nước. Vì chúng sẽ làm lạnh cơ thể bạn. Lúc này, cơ thể sẽ phải tiêu tốn thêm năng lượng để giữ ấm. Trong trường hợp bần cùng bất đắc dĩ, hãy chờ tuyết tan chảy rồi hãy lấy nước uống.
Khi dầu trong chảo quá nóng, mà đầu bếp không để ý khiến lửa bắt vào chảo tuyệt đối không được dập bằng nước. Cách hiệu quả nhất là bạn nên dùng 1 tấm vải cotton lớn hoặc dùng hỗn hợp muối ăn, nước, muối amoniac để dập lửa.
Nếu bị tấn công bất ngờ trên đường, đừng tìm cách chống trả mà tìm kiếm đường thoát thân ngay, đặc biệt là khi đối phương có vũ khí. Trong lúc chạy hãy hét lên thật to. Nếu đối phương tấn công và gây tổn hại đến thân thể bạn, hãy tìm cách đánh trả vào điểm yếu của hắn - mắt, cổ họng, hạ bộ... để tự vệ.
Nếu không may bị rơi xuống một vùng nước lạnh, hãy nâng cao khả năng sống sót của mình bằng cách khoanh tay trước ngực, co chân lên ngang bụng (nếu có áo phao). Đó là tư thế H.E.L.P (Heat Escape Lessening Postures - tạm dịch: tư thế hạn chế thoát nhiệt), nhằm ngăn không cho thân nhiệt bạn thoát ra quá nhiều trong lúc chờ đợi cứu hộ.
Khi có động đất, việc đầu tiên nên làm là nằm sát xuống đất, chui xuống gầm bàn. Trong trường hợp không có bàn, hãy đi vào góc phòng, ngồi sát tường và che đầu bằng gối. Giữ nguyên tư thế ấy cho đến khi trận động đất qua đi, và chỉ di chuyển nếu bức tường có nguy cơ đổ sụp.
Điểm yếu của cá mập đúng là ở mũi nhưng việc tấn công được vào nó là điều gần như bất khả thi. Vì vậy, nếu bị cá mập tấn công, bạn hãy tấn công vào 2 vị trí rất nhạy cảm của nó là mắt và mang, dễ đánh trúng hơn nhiều.
Cách để tăng cơ hội sống sót lên cao nhất khi không may bị rơi thang máy là nằm ngửa ra. Lúc này, các bó cơ và mỡ trong cơ thể sẽ trở thành tấm đệm hấp thu lực tác động từ cú va chạm. Trong trường hợp không thể nằm, ít nhất hãy ngồi xuống. Tư thế này không phải tốt nhất, nhưng cũng hiệu quả hơn so với lúc đứng.
Khi mắc kẹt trong một tòa nhà đang cháy, hãy nhớ lấy điều sau: khói mới là kẻ thù đáng sợ nhất, và khói thì bốc lên trên. Chính bởi vậy lúc di chuyển, hãy cúi càng thấp càng tốt, bò về phía cửa thoát hiểm để tránh khói. Nếu có khăn hoặc một tấm vải (khẩu trang thì càng tốt), lập tức bịt lên miệng để hạn chế hít khói càng lâu càng tốt.
Vào mùa mưa bão, cần hạn chế ra những nơi trống trải, vì chẳng có bất kỳ thứ gì làm cột thu lôi cho bạn cả (như nhà cao tầng, ngọn cây...). Nhưng nếu chẳng may đang ở giữa cánh đồng trong khi bão đang tới, ít nhất hãy ngồi xổm hoặc quỳ xuống, đặt đầu vào giữa 2 đầu gối và 2 tay che tai. Nếu xung quanh có bất kỳ thứ gì cao hơn bạn, hãy đảm bảo tránh xa vật thể đó.
Trong trường hợp rơi xuống nước và chưa thể vào bờ ngay, hãy cởi ngay chiếc quần bạn đang mặc, buộc 2 chân lại với nhau. Sau đó hãy vung mạnh quần để thu lấy không khí càng nhiều càng tốt, rồi choàng qua cổ. Khi đó, chiếc quần sẽ trở thành phao cứu sinh tạm thời.
Mời các bạn xem video: Những Hiện Tượng Thiên Nhiên Kỳ Lạ Và Độc Đáo Trên Thế Giới. Nguồn: Chuyện lạ VN&TG
Thùy Dung (T.H)