Bị loài rắn kịch độc tấn công, chú tắc kè hoa đáp trả như một 'chiến binh'
Kết quả của trận đấu chỉ được phân định nhờ chất độc của con rắn.
Anh Brian Abrahamson, trong chuyến đi đến Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi đã tận mắt chứng kiến hai thành viên thuộc lớp bò sát tương tàn lẫn nhau.
Hôm đó, Brian và những người bạn đang lái xe dọc trên đường Maroela Loop ngắm nhìn từng hàng cây marula khiến tâm trạng ai cũng đều cảm thấy vô cùng trong lành, sảng khoái. Khi đến khúc cua, bất ngờ họ trông thấy một chiếc ô tô đứng sừng sững ở bên đường. Điều này khiến nhóm khách cảm thấy vô cùng hồi hộp, bởi không biết điều gì đã xảy ra. Bỗng nhiên, người đàn ông trong chiếc xe vẫy tay, chỉ cho nhóm của Brian có thể nhìn thấy cảnh tượng rắn lục đang săn tắc kè hoa ngay bên đường.
Tắc kè hoa chủ yếu được tìm thấy ở châu Phi và Madagascar. Khoảng 50% tắc kè hoa trên thế giới là loài đặc hữu ở Madagascar. Hiện mới chỉ có 66 loài được nhận dạng. Có lẽ tắc kè hoa là loài đặc biệt nhất trong số mọi loài thằn lằn, do được "thiết kế" hoàn hảo để sống trên cây.
Cơ thể của chúng dẹt, tạo điều kiện để di chuyển dễ dàng qua các cành cây và cho phép chúng hấp thụ nhiệt hiệu quả trong buổi sáng và buổi tối bằng cách hướng phần cơ thể về phía Mặt trời.
Tắc kè là vận động viên bơi lội rất giỏi, tự căng phồng cơ thể bằng không khí. Con ngươi của chúng có thể xoay độc lập nên tắc kè có thể nhìn theo hai hướng cùng lúc mà không cần di chuyển đầu. Khả năng này, đặc biệt hữu ích đối với một loài động vật phải ngụy trang để tránh kẻ thù: Tắc kè có thể nằm bất động tuyệt đối để theo dõi nguy hiểm và con mồi ở mọi hướng. Khi đã định vị được con mồi, thường là côn trùng, tắc kè hoa phóng lưỡi để tóm nó, khả năng phóng lưỡi dài và dính với tốc độ chóng mặt để bắt con mồi đang di chuyển nhanh.
Ban đầu, con rắn lục tưởng như đang chiếm được thế thượng phong, dồn ép con mồi. Tuy nhiên, tắc kè hoa không để tính mạng mình có thể bị chèn ép một cách dễ dàng như thế. Nó trở nên nhanh nhẹn, quyết đoán đến bất ngờ với những cú tấn công ngược trả con rắn. Nhưng, với kinh nghiệm và sự già dơ, con rắn đã có một cú chí mạng, cắn thẳng vào người con tắc kè.
Rắn lục Boomslang (có tên khoa học Dispholidus typus) là một loài rắn kịch độc có chiều dài trung bình từ 100-160 cm, có con dài tới 183 cm.
Loài rắn này có mắt khá lớn, đầu hình quả trứng, con đực có màu xanh lá cây sáng với đầu pha màu xanh và đen, con cái có thể có màu nâu, có các răng nanh dài 3-5 mm và đường kính gần 0,5 mm. Đặc biệt loài rắn này lại có thị giác khá tốt, ngang ngửa với người bình thường.
Sức mạnh của rắn lục Boomslang nằm ở độc tố không chỉ gây ra những triệu chứng bên ngoài như đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ, lo lắng bồn chồn mà còn gây ra chứng rối loạn đông máu. Nguyên nhân do nọc độc của rắn chứa chất hemotoxin, một hóa chất có thể phá hủy các tế màu đỏ, gây rối loạn đông máu, sụt giảm chức năng nội tạng và thoái hóa mô.
Chính điều này đã khiến con tắc kè gục ngã.