Bí mật ẩn giấu trong 5 vùng đất tử thần khắc nghiệt nhất thế giới

Một số vùng đất nguy hiểm và khắc nghiệt nhất hành tinh khiến nhiều người không dám đặt chân tới vì có thể khiến tính mạng bị đe dọa.

Đảo Ilha da Queimada Grande ở Brazil còn được gọi là đảo Rắn được biết đến là một trong những vùng đất nguy hiểm nhất thế giới. Chính phủ Brazil cấm bất kỳ ai đặt chân đến đây mà chưa xin phép.

Đảo Ilha da Queimada Grande ở Brazil còn được gọi là đảo Rắn được biết đến là một trong những vùng đất nguy hiểm nhất thế giới. Chính phủ Brazil cấm bất kỳ ai đặt chân đến đây mà chưa xin phép.

Mỗi năm, chỉ vài nhà khoa học tới nghiên cứu và hải quân làm nhiệm vụ tuần tra quanh đảo để đảm bảo không có người lạ lại gần. Điều này xuất phát từ việc đảo Rắn có từ 2.000 - 5.000 con rắn độc vàng. Đây là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới.

Mỗi năm, chỉ vài nhà khoa học tới nghiên cứu và hải quân làm nhiệm vụ tuần tra quanh đảo để đảm bảo không có người lạ lại gần. Điều này xuất phát từ việc đảo Rắn có từ 2.000 - 5.000 con rắn độc vàng. Đây là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới.

Hồ Natron ở phía Bắc Tanzania được mệnh danh là "hồ tử thần" vì nếu bất kỳ loài vật nào sảy chân rơi xuống nước đều bị hóa đá một cách bí ẩn. Nước hồ Natron có màu đỏ nổi bật nhưng ẩn chứa bí mật kinh hoàng.

Hồ Natron ở phía Bắc Tanzania được mệnh danh là "hồ tử thần" vì nếu bất kỳ loài vật nào sảy chân rơi xuống nước đều bị hóa đá một cách bí ẩn. Nước hồ Natron có màu đỏ nổi bật nhưng ẩn chứa bí mật kinh hoàng.

Nguyên nhân khiến nước hồ hóa đá mọi thứ là vì ngọn núi lửa triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai nằm ở phía nam của hồ. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt, khác hẳn với loại muối trong nước biển thông thường. Do đó, sinh vật nào xảy chân rơi xuống hồ sẽ được bảo quản xác nguyên vẹn giống như khi còn sống.

Nguyên nhân khiến nước hồ hóa đá mọi thứ là vì ngọn núi lửa triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai nằm ở phía nam của hồ. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt, khác hẳn với loại muối trong nước biển thông thường. Do đó, sinh vật nào xảy chân rơi xuống hồ sẽ được bảo quản xác nguyên vẹn giống như khi còn sống.

Thung lũng Chết nằm ở bang California, Mỹ là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất hành tinh. Nhiệt độ vào mùa Hè ở nơi đây có thể lên đến là 55 độ C.

Thung lũng Chết nằm ở bang California, Mỹ là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất hành tinh. Nhiệt độ vào mùa Hè ở nơi đây có thể lên đến là 55 độ C.

Vào tháng 7/1913, Thung lũng Chết, một lưu vực dài và hẹp, thấp hơn mực nước biển gần 300m, ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất là 56,7 độ C. Đợt nắng nóng kỷ lục tại vùng đất này kéo dài 5 ngày. Vào năm 1839, trong thời điểm cơn sốt đào vàng diễn ra, 13 người tử vong khi băng qua Thung lũng Chết.

Vào tháng 7/1913, Thung lũng Chết, một lưu vực dài và hẹp, thấp hơn mực nước biển gần 300m, ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất là 56,7 độ C. Đợt nắng nóng kỷ lục tại vùng đất này kéo dài 5 ngày. Vào năm 1839, trong thời điểm cơn sốt đào vàng diễn ra, 13 người tử vong khi băng qua Thung lũng Chết.

Sa mạc Danakil là 1 trong những nơi nóng nhất trên Trái đất. Khi đến nơi này, du khách sẽ thấy những ngọn núi lửa, hồ nham thạch và suối nước nóng luôn bốc hơi nghi ngút.Nhiệt độ ở sa mạc Danakil có thể lên tới 60 độ C và không khí vô cùng khô khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bức bối.

Sa mạc Danakil là 1 trong những nơi nóng nhất trên Trái đất. Khi đến nơi này, du khách sẽ thấy những ngọn núi lửa, hồ nham thạch và suối nước nóng luôn bốc hơi nghi ngút.Nhiệt độ ở sa mạc Danakil có thể lên tới 60 độ C và không khí vô cùng khô khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bức bối.

Thêm nữa, Danakil cũng là một trong những nơi thấp nhất hành tinh, nằm thấp hơn mực nước biển 125m và lượng mưa chỉ khoảng 100 - 200 mm/năm. Để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt ở nơi đây, cư dân sống ở quanh khu vực sa mạc này sử dụng ít nước và thức ăn hơn so với các vùng đất khác.

Thêm nữa, Danakil cũng là một trong những nơi thấp nhất hành tinh, nằm thấp hơn mực nước biển 125m và lượng mưa chỉ khoảng 100 - 200 mm/năm. Để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt ở nơi đây, cư dân sống ở quanh khu vực sa mạc này sử dụng ít nước và thức ăn hơn so với các vùng đất khác.

Thị trấn Oymyakon ở Nga là một trong những khu vực có người ở lạnh nhất trên thế giới. Hơn 250.000 người sinh sống ở vùng đất này. Nhiệt độ ở Oymyakon vào mùa Đông trung bình khoảng -35 độ C. Riêng tháng 12, ban ngày chỉ kéo dài 3 giờ đồng hồ. Thế nhưng, sang đến mùa Hè, ban ngày dài tới 21 tiếng.

Thị trấn Oymyakon ở Nga là một trong những khu vực có người ở lạnh nhất trên thế giới. Hơn 250.000 người sinh sống ở vùng đất này. Nhiệt độ ở Oymyakon vào mùa Đông trung bình khoảng -35 độ C. Riêng tháng 12, ban ngày chỉ kéo dài 3 giờ đồng hồ. Thế nhưng, sang đến mùa Hè, ban ngày dài tới 21 tiếng.

Tuy nhiên, vào ngày 6/2/1933, nhiệt độ đo được tại Oymyakon ở mức kỷ lục -67,8 độ C. Mức nhiệt này thậm chí còn thấp hơn cả nhiệt độ khu vực xung quanh Nam Cực. Theo đó, người dân đối mặt với nhiều khó khăn như xe không thể nổ máy nếu không được làm ấm, các nhà máy điện thường xuyên không thể hoạt động nhiều giờ...

Tuy nhiên, vào ngày 6/2/1933, nhiệt độ đo được tại Oymyakon ở mức kỷ lục -67,8 độ C. Mức nhiệt này thậm chí còn thấp hơn cả nhiệt độ khu vực xung quanh Nam Cực. Theo đó, người dân đối mặt với nhiều khó khăn như xe không thể nổ máy nếu không được làm ấm, các nhà máy điện thường xuyên không thể hoạt động nhiều giờ...

Mời độc giả xem video: Brunei - vùng đất nhiều sự bất ngờ. Nguồn: HTV7.

Tâm Anh (theo Factinate)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-mat-an-giau-trong-5-vung-dat-tu-than-khac-nghiet-nhat-the-gioi-1700927.html