Vào khoảng 200.000 năm trước, con người đã sinh sống trong một hang động ngày nay thuộc khu vực KwaZulu-Natal, Nam Phi. Tại địa điểm khảo cổ này, các chuyên gia đã tìm thấy nhiều hiện vật liên quan đến con người thời kỳ Đồ đá. Ảnh: Wadley et al.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhà khảo cổ Lyn Wadley tại Đại học Witwatersrand đã phát hiện những đốm trắng rải rác trên mặt đất bên trong hang động trên. Ảnh: A. Kruger via Science Magazine.
Khi kiểm tra bằng kính lúp, nhà khảo cổ Wadley nhận ra đó là những dấu vết thực vật. Sau đó, ông cùng các đồng nghiệp tỉ mỉ thu thập các mẫu trầm tích để mang về phòng thí nghiệm, kiểm tra dưới kính hiển vi. Ảnh: Ann Ronan Pictures/Getty Images.
Kết quả kiểm tra cho thấy những mẫu vật đó là các mảnh vật chất thực vật đến từ một loài thực vật thuộc họ cỏ Panicoideae thường mọc trong khu vực. Ảnh: Wadley et al, doi: 10.1126/science.abc7239.
Tuy nhiên, điều khiến những trầm tích này khác biệt so với các mảnh vụn thông thường là số lượng của chúng và cách chúng được đặt bên trong hang động. Ảnh: A. Kruger.
Theo nhà khảo cổ Wadley, lượng lớn vật chất thực vật được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ này cho thấy chúng cố tình được đưa vào bên trong hang động. Ảnh: L. Wadley.
Hơn nữa, trầm tích cho thấy các lớp thực vật và tro lặp lại cho thấy những vật liệu tự nhiên này được sử dụng để xây dựng một bề mặt sạch riêng biệt trên nền đất. Ảnh: Lucinda Backwell, via Wikimedia Commons.
Thông qua nghiên cứu chuyên sâu, các chuyên gia nhận định những trầm tích đó đến từ lá long não bị đốt cháy. Chúng có thể được người xưa dùng để xua đuổi côn trùng khi ngủ trong hang động. Ảnh: Androstachys, public domain, via Wikimedia Commons.
Mời độc giả xem video: Lạc lối trong khách sạn hang động độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tâm Anh (theo ATI)