Bí mật chiến trường 'đã mất' liên quan đến Alexander Đại đế

Các nhà nghiên cứu tin rằng đã tìm thấy địa điểm - nơi quân đội của Alexander Đại đế đã chiến đấu với lực lượng Ba Tư trong trận Granicus. Trận chiến này là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Alexander Đại đế.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thông báo đã xác định được địa điểm từng là chiến trường - nơi quân đội của Alexander Đại đế chiến đấu trong trận Granicus chống lại lực lượng đế chế Ba Tư. Ảnh: mikroman6 via Getty Images.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thông báo đã xác định được địa điểm từng là chiến trường - nơi quân đội của Alexander Đại đế chiến đấu trong trận Granicus chống lại lực lượng đế chế Ba Tư. Ảnh: mikroman6 via Getty Images.

Địa điểm này cách thành phố Biga ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 10 km về phía Bắc. Vào năm 334 trước Công nguyên, lực lượng của Alexander Đại đế đã đánh bại lực lượng Ba Tư trên chiến trường. Chiến thắng này giúp Alexander Đại đế thiết lập chỗ đứng trên lãnh thổ Ba Tư và tiến sâu hơn vào Trung Đông. Ảnh: Reyhan Körpe.

Địa điểm này cách thành phố Biga ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 10 km về phía Bắc. Vào năm 334 trước Công nguyên, lực lượng của Alexander Đại đế đã đánh bại lực lượng Ba Tư trên chiến trường. Chiến thắng này giúp Alexander Đại đế thiết lập chỗ đứng trên lãnh thổ Ba Tư và tiến sâu hơn vào Trung Đông. Ảnh: Reyhan Körpe.

"Trận Granicus không chỉ là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời của Alexander, bởi sau thời điểm đó người đời đã gọi ông bằng tước hiệu "Đại đế", mà còn là thời khắc quan trọng trong lịch sử thế giới", Reyhan Körpe, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Canakkale Onsekiz Mart, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Ảnh: Reyhan Körpe.

"Trận Granicus không chỉ là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời của Alexander, bởi sau thời điểm đó người đời đã gọi ông bằng tước hiệu "Đại đế", mà còn là thời khắc quan trọng trong lịch sử thế giới", Reyhan Körpe, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Canakkale Onsekiz Mart, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Ảnh: Reyhan Körpe.

Chuyên gia Körpe lưu ý rằng, Heinrich Kiepert - nhà khảo cổ học làm việc trong khu vực vào thế kỷ 19, đã từng gợi ý rằng, một khu vực có thể từng là chiến trường cổ xưa. Nhóm của giáo sư Körpe đã tìm thấy các bằng chứng ủng hộ quan điểm trên. Ảnh: Reyhan Körpe.

Chuyên gia Körpe lưu ý rằng, Heinrich Kiepert - nhà khảo cổ học làm việc trong khu vực vào thế kỷ 19, đã từng gợi ý rằng, một khu vực có thể từng là chiến trường cổ xưa. Nhóm của giáo sư Körpe đã tìm thấy các bằng chứng ủng hộ quan điểm trên. Ảnh: Reyhan Körpe.

Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu của giáo sư Körpe đã xác định được tàn tích của thành phố cổ Hermaion - nơi mà các ghi chép cổ xưa chỉ ra là địa điểm đóng trại cuối cùng trước trận Granicus của quân đội do Alexander Đại đế chỉ huy. Ảnh: Reyhan Körpe.

Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu của giáo sư Körpe đã xác định được tàn tích của thành phố cổ Hermaion - nơi mà các ghi chép cổ xưa chỉ ra là địa điểm đóng trại cuối cùng trước trận Granicus của quân đội do Alexander Đại đế chỉ huy. Ảnh: Reyhan Körpe.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm địa mạo để tái tạo cảnh quan gần đó khi trận chiến diễn ra. Những ghi chép cổ đề cập đến việc Alexander Đại đế đã bố trí lính đánh thuê người Hy Lạp trên một ngọn đồi. Ảnh: Reyhan Körpe.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm địa mạo để tái tạo cảnh quan gần đó khi trận chiến diễn ra. Những ghi chép cổ đề cập đến việc Alexander Đại đế đã bố trí lính đánh thuê người Hy Lạp trên một ngọn đồi. Ảnh: Reyhan Körpe.

Từ phát hiện của nông dân địa phương về những ngôi mộ cổ có vũ khí ở đây, nhóm chuyên gia đã tìm hiểu kỹ và cho rằng rất có thể nơi đây chính là ngọn đồi lịch sử. Đây là nơi những người nông dân địa phương đã tìm thấy các ngôi mộ có vũ khí có thể từ thời Alexander Đại đế. Ảnh: Reyhan Körpe.

Từ phát hiện của nông dân địa phương về những ngôi mộ cổ có vũ khí ở đây, nhóm chuyên gia đã tìm hiểu kỹ và cho rằng rất có thể nơi đây chính là ngọn đồi lịch sử. Đây là nơi những người nông dân địa phương đã tìm thấy các ngôi mộ có vũ khí có thể từ thời Alexander Đại đế. Ảnh: Reyhan Körpe.

Trong đó, vào năm 2024, những người nông dân đã phát hiện các bộ hài cốt của những người đàn ông trưởng thành khi cày ruộng ở sườn đồi phía nam. Ảnh: Reyhan Körpe.

Trong đó, vào năm 2024, những người nông dân đã phát hiện các bộ hài cốt của những người đàn ông trưởng thành khi cày ruộng ở sườn đồi phía nam. Ảnh: Reyhan Körpe.

Tuy nhiên, không có bia mộ hoặc các hiện vật tiêu biểu cho thấy đây không phải là một phần của nghĩa trang chính thức. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu vẫn cần tiến hành xét nghiệm thêm để xác định niên đại và nguyên nhân cái chết của những người này. Ảnh: Reyhan Körpe.

Tuy nhiên, không có bia mộ hoặc các hiện vật tiêu biểu cho thấy đây không phải là một phần của nghĩa trang chính thức. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu vẫn cần tiến hành xét nghiệm thêm để xác định niên đại và nguyên nhân cái chết của những người này. Ảnh: Reyhan Körpe.

Giáo sư Körpe cho hay nhóm nghiên cứu có kế hoạch tiến hành khảo sát địa vật lý và khai quật để tìm hiểu kỹ hơn các bằng chứng có khả năng còn nằm bên dưới mặt đất. Ảnh: Reyhan Körpe.

Giáo sư Körpe cho hay nhóm nghiên cứu có kế hoạch tiến hành khảo sát địa vật lý và khai quật để tìm hiểu kỹ hơn các bằng chứng có khả năng còn nằm bên dưới mặt đất. Ảnh: Reyhan Körpe.

Mời độc giả xem video: Sốc với tuyên bố mới về nơi chôn cất thật sự của Alexander Đại đế.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-chien-truong-da-mat-lien-quan-den-alexander-dai-de-2070002.html