Bí mật của ngôi đình cổ nằm cách Hồ Gươm chỉ vài bước chân

Nằm ngay cạnh bờ hồ Gươm, đình Vũ Thạch là một địa điểm gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Nằm ở số 13 phố Bà Triệu, đình Vũ Thạch là một ngôi đình cổ có vị trí khá đặc biệt, khi nằm cách Hồ Gươm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội - chỉ vài chục mét.

Nằm ở số 13 phố Bà Triệu, đình Vũ Thạch là một ngôi đình cổ có vị trí khá đặc biệt, khi nằm cách Hồ Gươm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội - chỉ vài chục mét.

Tương truyền, ngôi đình này đã nằm bên hồ Tả Vọng (tên gọi cũ của hồ Gươm) từ rất lâu đời. Đây là một trong những nơi thờ Khỏa Ba Sơn, vị tướng tài trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Tương truyền, ngôi đình này đã nằm bên hồ Tả Vọng (tên gọi cũ của hồ Gươm) từ rất lâu đời. Đây là một trong những nơi thờ Khỏa Ba Sơn, vị tướng tài trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Theo các tư liệu cổ, Khỏa Ba Sơn được Hai Bà cho lĩnh 500 quân tới ấp Hoa Động (nay thuộc xã Cự Khối, huyện Gia Lâm, Hà Nội) lập một đồn giả để lừa quân Hán, nhờ đó mà đánh bại được thái thú Tô Định.

Theo các tư liệu cổ, Khỏa Ba Sơn được Hai Bà cho lĩnh 500 quân tới ấp Hoa Động (nay thuộc xã Cự Khối, huyện Gia Lâm, Hà Nội) lập một đồn giả để lừa quân Hán, nhờ đó mà đánh bại được thái thú Tô Định.

Sau khi lên ngôi, Hai Bà Trưng cử Khỏa Ba Sơn trở về đóng đồn tại ấp Hoa Động, song ông đã hóa ngay giữa buổi tiệc khao thưởng dân làng. Nơi thờ chính của ông nằm ở làng Xuân Đỗ, xã Cự Khối.

Sau khi lên ngôi, Hai Bà Trưng cử Khỏa Ba Sơn trở về đóng đồn tại ấp Hoa Động, song ông đã hóa ngay giữa buổi tiệc khao thưởng dân làng. Nơi thờ chính của ông nằm ở làng Xuân Đỗ, xã Cự Khối.

Đình Vũ Thạch đã được trùng tu nhiều lần trong lịch sử. Vào thời thuộc địa, công trình đã may mắn thoát khỏi sự phá hủy khi thực dân Pháp cho dỡ bỏ làng cũ để xây phố Tây và nhiều công sở quanh bờ hồ.

Đình Vũ Thạch đã được trùng tu nhiều lần trong lịch sử. Vào thời thuộc địa, công trình đã may mắn thoát khỏi sự phá hủy khi thực dân Pháp cho dỡ bỏ làng cũ để xây phố Tây và nhiều công sở quanh bờ hồ.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình Vũ Thạch là nơi đặt hòm phiếu bầu Quốc hội khóa 1 (6/1/1946) và là điểm đóng quân Tự vệ thành Hà Nội trong 60 ngày Toàn quốc kháng chiến.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình Vũ Thạch là nơi đặt hòm phiếu bầu Quốc hội khóa 1 (6/1/1946) và là điểm đóng quân Tự vệ thành Hà Nội trong 60 ngày Toàn quốc kháng chiến.

Do sự mở rộng đường phố vào thời thuộc Pháp, khoảng sân trước đình đã bị cắt một phần nên diện tích khá hẹp. Thời kỳ sau này, phía sau và hai bên đình cũng bị người dân lấn chiếm một phần đất.

Do sự mở rộng đường phố vào thời thuộc Pháp, khoảng sân trước đình đã bị cắt một phần nên diện tích khá hẹp. Thời kỳ sau này, phía sau và hai bên đình cũng bị người dân lấn chiếm một phần đất.

Những công trình hiện tồn của của đình Vũ Thạch mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của thời Nguyễn. Đầu tiên là cánh cổng tam quan nằm trên mặt phố Bà Triệu.

Những công trình hiện tồn của của đình Vũ Thạch mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của thời Nguyễn. Đầu tiên là cánh cổng tam quan nằm trên mặt phố Bà Triệu.

Sau cổng tam quan là nhà đại bái rộng 5 gian, kết nối với thượng điện và hậu cung hẹp hơn, tạo thành hình chuôi vồ.

Sau cổng tam quan là nhà đại bái rộng 5 gian, kết nối với thượng điện và hậu cung hẹp hơn, tạo thành hình chuôi vồ.

Trong đình Vũ Thạch có tượng Phật, tượng thánh Khỏa Ba Sơn cùng 30 ngai thờ sơn son thiếp vàng, trong đó 5 ngai lớn được chạm trổ rất công phu.

Trong đình Vũ Thạch có tượng Phật, tượng thánh Khỏa Ba Sơn cùng 30 ngai thờ sơn son thiếp vàng, trong đó 5 ngai lớn được chạm trổ rất công phu.

Các hoành phi, câu đối, cửa võng, hương án đều được trang trí đẹp đẽ, các đồ tế khí thể hiện trình độ chế tác rất cao.

Các hoành phi, câu đối, cửa võng, hương án đều được trang trí đẹp đẽ, các đồ tế khí thể hiện trình độ chế tác rất cao.

Nằm cạnh đình là đền Vũ Thạch, cũng được bài trí tôn nghiêm.

Nằm cạnh đình là đền Vũ Thạch, cũng được bài trí tôn nghiêm.

Ngôi đền này là nơi thờ các vị thánh thần trong đạo Mẫu. Ngoài đình và đền còn có chùa Vũ Thạch nằm trong ngõ 13B Bà Triệu, tạo thành cụm di tích đình - đền - chùa độc đáo.

Ngôi đền này là nơi thờ các vị thánh thần trong đạo Mẫu. Ngoài đình và đền còn có chùa Vũ Thạch nằm trong ngõ 13B Bà Triệu, tạo thành cụm di tích đình - đền - chùa độc đáo.

Để tưởng nhớ công ơn của tướng Khỏa Ba Sơn, hội đình Vũ Thạch được mở vào các ngày 10/2 và 15/10 Âm lịch hàng năm.

Để tưởng nhớ công ơn của tướng Khỏa Ba Sơn, hội đình Vũ Thạch được mở vào các ngày 10/2 và 15/10 Âm lịch hàng năm.

Vào năm 1986, đình - đền - chùa Vũ Thạch đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

Vào năm 1986, đình - đền - chùa Vũ Thạch đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-cua-ngoi-dinh-co-nam-cach-ho-guom-chi-vai-buoc-chan-1670495.html