Bí mật cuộc đời công chúa Nga giỏi lái máy bay, đua xe

Công chúa Nga Sophia Dolgorukova là hậu duệ của Catherine Đại đế. Không chỉ là thành viên hoàng tộc, công chúa Sophia còn là một phi công, tay đua và y tá can trường.

Sophia Dolgorukova là công chúa Nga nổi tiếng lịch sử mang trong mình dòng máu của hoàng tộc Romanov. Bà ngoại của công chúa Sophia là Nadezhda Polovtsova (1843 - 1908) - là con ngoài giá thú của Đại công tước Mikhail Pavlovich (1798 - 1849).

Sophia Dolgorukova là công chúa Nga nổi tiếng lịch sử mang trong mình dòng máu của hoàng tộc Romanov. Bà ngoại của công chúa Sophia là Nadezhda Polovtsova (1843 - 1908) - là con ngoài giá thú của Đại công tước Mikhail Pavlovich (1798 - 1849).

Trong khi đó, cha của Sophia là Bá tước Alexey Bobrinskiy (1852 - 1927). Ông Bobrinskiy (trái ảnh) là chắt của Bá tước Alexey Bobrinsky - con ngoài giá thú của Catherine Đại đế. Mẹ của công chúa Sophia là nhà khảo cổ học nổi tiếng Nadezhda Bobrinskaya (phải ảnh). Sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt, công chúa Sophia theo học tại viện Y tế Phụ nữ St.Petersburg từ năm 1907 - 1912.

Trong khi đó, cha của Sophia là Bá tước Alexey Bobrinskiy (1852 - 1927). Ông Bobrinskiy (trái ảnh) là chắt của Bá tước Alexey Bobrinsky - con ngoài giá thú của Catherine Đại đế. Mẹ của công chúa Sophia là nhà khảo cổ học nổi tiếng Nadezhda Bobrinskaya (phải ảnh). Sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt, công chúa Sophia theo học tại viện Y tế Phụ nữ St.Petersburg từ năm 1907 - 1912.

Trong năm 1907, công chúa Sophia trở thành trợ lý xuất thân quý tộc tại Tòa án Hoàng gia Nga. Cùng năm đó, bà kết hôn với Hoàng tử Pyotr Dolgorukov (1883 - 1925). Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của công chúa Sophia kết thúc không có hậu. Hai người ly hôn năm 1913 dù có với nhau một cô con gái.

Trong năm 1907, công chúa Sophia trở thành trợ lý xuất thân quý tộc tại Tòa án Hoàng gia Nga. Cùng năm đó, bà kết hôn với Hoàng tử Pyotr Dolgorukov (1883 - 1925). Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của công chúa Sophia kết thúc không có hậu. Hai người ly hôn năm 1913 dù có với nhau một cô con gái.

Một điều ấn tượng khác, công chúa Sophia là người phụ nữ duy nhất tham gia Giải đua xe quốc tế cúp Sa hoàng Nicholas II vào năm 1910. Chặng đường đua từ Tsarskoye Selo (một dinh thự của Hoàng gia gần St.Petersburg) đến Kiev và quay lại, tổng cộng 3.200 km.

Một điều ấn tượng khác, công chúa Sophia là người phụ nữ duy nhất tham gia Giải đua xe quốc tế cúp Sa hoàng Nicholas II vào năm 1910. Chặng đường đua từ Tsarskoye Selo (một dinh thự của Hoàng gia gần St.Petersburg) đến Kiev và quay lại, tổng cộng 3.200 km.

Cuộc đua có khoảng 50 đội đến từ Nga, Đức, Pháp và Anh. Công chúa Sophia tự lái xe trong suốt cuộc đua nên trở thành tâm điểm chú ý của mọi người.

Cuộc đua có khoảng 50 đội đến từ Nga, Đức, Pháp và Anh. Công chúa Sophia tự lái xe trong suốt cuộc đua nên trở thành tâm điểm chú ý của mọi người.

Tuy nhiên, trên đường trở về, xe đua của công chúa Sophia gặp sự cố ở bộ tản nhiệt nên không thể hoàn thành về đích. Dù vậy, bà vẫn được công chúng và giới chuyên môn đánh giá cao.

Tuy nhiên, trên đường trở về, xe đua của công chúa Sophia gặp sự cố ở bộ tản nhiệt nên không thể hoàn thành về đích. Dù vậy, bà vẫn được công chúng và giới chuyên môn đánh giá cao.

Năm 1912, công chúa Sophia học lái máy bay và hoàn thành khóa học dưới sự chỉ dẫn của phi công người Pháp có tên Louis Blériot. Vào năm 1913, bà tham gia hoạt động tình nguyện làm y tá dã chiến trong cuộc chiến tranh Balkan lần thứ 2. Với hành động dũng cảm này, Sophia được đích thân vua Peter I của Serbia (1844 - 1921) trao tặng phần thưởng cao quý.

Năm 1912, công chúa Sophia học lái máy bay và hoàn thành khóa học dưới sự chỉ dẫn của phi công người Pháp có tên Louis Blériot. Vào năm 1913, bà tham gia hoạt động tình nguyện làm y tá dã chiến trong cuộc chiến tranh Balkan lần thứ 2. Với hành động dũng cảm này, Sophia được đích thân vua Peter I của Serbia (1844 - 1921) trao tặng phần thưởng cao quý.

Năm 1914, công chúa Sophia nhận được giấy phép bay của Nga và trở thành một trong những nữ phi công đầu tiên ở Nga. Khi Thế chiến 1 nổ ra, bà đăng ký tham gia lĩnh vực hàng không quân sự. Tuy nhiên, đơn xin gia nhập của bà bị từ chối.

Năm 1914, công chúa Sophia nhận được giấy phép bay của Nga và trở thành một trong những nữ phi công đầu tiên ở Nga. Khi Thế chiến 1 nổ ra, bà đăng ký tham gia lĩnh vực hàng không quân sự. Tuy nhiên, đơn xin gia nhập của bà bị từ chối.

Vì vậy, công chúa Sophia xin ra chiến trường với vai trò y tá. Ban đầu, bà làm nhiệm vụ gần Warsaw, sau đó ở Iran. Đến năm 1917, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Alexander Kerensky cho phép phụ nữ Nga được phục vụ trong quân đội. Theo đó, công chúa Nga gia nhập Quân đoàn Không lực 26 và được cho là đã thực hiện một vài nhiệm vụ chiến đấu.

Vì vậy, công chúa Sophia xin ra chiến trường với vai trò y tá. Ban đầu, bà làm nhiệm vụ gần Warsaw, sau đó ở Iran. Đến năm 1917, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Alexander Kerensky cho phép phụ nữ Nga được phục vụ trong quân đội. Theo đó, công chúa Nga gia nhập Quân đoàn Không lực 26 và được cho là đã thực hiện một vài nhiệm vụ chiến đấu.

Vào năm 1918, công chúa Sophia tái hôn với hoàng tử Peter Volkonsky (1872 - 1957). Vợ chồng công chúa Sophia rời Moscow đến St. Petersburg. Đến 34 tuổi, công chúa Sophia rời Nga và chuyển tới sinh sống ở Estonia và sau đó là Pháp. Vào năm 1949, bà qua đời ở Paris.

Vào năm 1918, công chúa Sophia tái hôn với hoàng tử Peter Volkonsky (1872 - 1957). Vợ chồng công chúa Sophia rời Moscow đến St. Petersburg. Đến 34 tuổi, công chúa Sophia rời Nga và chuyển tới sinh sống ở Estonia và sau đó là Pháp. Vào năm 1949, bà qua đời ở Paris.

Mời độc giả xem video: Vladimir Putin - Vị Tổng thống vĩ đại của nước Nga. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo RBTH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-cuoc-doi-cong-chua-nga-gioi-lai-may-bay-dua-xe-1485339.html