Vào thời cổ đại, đàn voi chiến hung dữ trở thành một lực lượng quan trọng trong quân đội của một số nền văn minh.
Theo các nhà nghiên cứu, những con voi chiến to lớn, hung hãn được người xưa huấn luyện trở thành "vũ khí sống" cực kỳ nguy hiểm.
Trong số này có việc đàn voi chiến với kích thước to lớn khiến không ít quân địch trở nên hoảng loạn, sợ hãi khi nhìn thấy chúng. Thậm chí, con vật này còn giày xéo, giẫm đạp lính địch và gây ra nhiều thương vong.
Ấn Độ được cho là sử dụng voi trong các cuộc chiến vào khoảng 4.000 năm trước. Kế đến, đế chế Ba Tư và các nền văn minh khá ở Đông Nam Á, Trung Đông... cũng sử dụng voi trong các cuộc chiến.
Trận chiến nổi tiếng liên quan đến đàn voi là trong trận Gaugamela diễn ra năm 331 trước Công nguyên.
Khi ấy, nhà vua Ba Tư Darius III được cho là đã ra lệnh triển khai 15 con voi chiến kết hợp với các lực lượng quân sự để chống lại đội quân của Alexander Đại đế danh tiếng ở vương quốc Macedonia.
Dù sở hữu đội voi chiến hung hãn nhưng Ba Tư không thể đánh bại đội quân bách chiến bách thắng của Alexander Đại đế.
Sau khi giành được thắng lợi trước Ba Tư, ông hoàng Macedonia nhận thấy đàn voi chiến của kẻ thù có ưu điểm nên thu nạp chúng vào đội quân của mình.
Trong những cuộc chinh phục các vùng đất mới, Alexander Đại đế sử dụng đàn voi chiến trên khiến lực lượng quân sự do ông chỉ huy ngày càng lớn mạnh.
Nhờ vậy, đội quân chinh phục của Alexander Đại đế ngày càng gặt hái được nhiều thành công. Những con voi chiến đóng góp không nhỏ vào các chiến thắng của ông hoàng danh tiếng này.
Mời độc giả xem video: Chuyện về Chú voi con. Nguồn: THĐT1.
Tâm Anh (theo Ancient-origins)