Bí mật gây sốc về vị thái hậu đầu tiên 'lâm triều xưng đế'

Võ Tắc Thiên là thái hậu đầu tiên 'lâm triều xưng đế' sau khi Đường Cao Tông Lý Trị băng hà, các con trai lần lượt nối ngôi. Với việc thâu tóm quyền lực, Võ Tắc Thiên mở đường lên ngôi vua năm 690, mở ra triều đại mới.

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên (hay còn gọi Võ Mị Nương, Võ Chiếu) là một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất và là thái hậu đầu tiên “lâm triều xưng đế”. Không chỉ xinh đẹp, quyến rũ, bà còn là người tham vọng, mưu mô, độc đoán, không ngần ngại loại bỏ bất cứ ai ngáng đường mình.

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên (hay còn gọi Võ Mị Nương, Võ Chiếu) là một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất và là thái hậu đầu tiên “lâm triều xưng đế”. Không chỉ xinh đẹp, quyến rũ, bà còn là người tham vọng, mưu mô, độc đoán, không ngần ngại loại bỏ bất cứ ai ngáng đường mình.

Theo sử sách, Võ Tắc Thiên là thái hậu đầu tiên “lâm triều xưng đế”. Bà trở thành nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc sau một loạt "sóng gió" xảy đến với triều đình nhà Đường. Cụ thể, năm 14 tuổi, Võ Tắc Thiên nhập cung làm phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Do hậu cung có quá nhiều phi tần, mỹ nữ trẻ trung xinh đẹp nên Võ Tắc Thiên không "lọt vào mắt xanh" của nhà vua.

Theo sử sách, Võ Tắc Thiên là thái hậu đầu tiên “lâm triều xưng đế”. Bà trở thành nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc sau một loạt "sóng gió" xảy đến với triều đình nhà Đường. Cụ thể, năm 14 tuổi, Võ Tắc Thiên nhập cung làm phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Do hậu cung có quá nhiều phi tần, mỹ nữ trẻ trung xinh đẹp nên Võ Tắc Thiên không "lọt vào mắt xanh" của nhà vua.

Thêm nữa, một trong những lý do khiến Võ Tắc Thiên không được Đường Thái Tông sủng hạnh là vì bà quá thông minh, mạnh mẽ, thậm chí quá tham vọng. Trong khi đó, ông hoàng này thích các phi tần xinh đẹp, ân cần, dịu dàng. Do đó, trong hơn 10 năm làm phi tần của Đường Thái Tông, Võ Tắc Thiên chưa từng mang thai, sinh con. Sau khi ông hoàng này băng hà, bà được đưa tới chùa Cảm Nghiệp làm nữ tu.

Thêm nữa, một trong những lý do khiến Võ Tắc Thiên không được Đường Thái Tông sủng hạnh là vì bà quá thông minh, mạnh mẽ, thậm chí quá tham vọng. Trong khi đó, ông hoàng này thích các phi tần xinh đẹp, ân cần, dịu dàng. Do đó, trong hơn 10 năm làm phi tần của Đường Thái Tông, Võ Tắc Thiên chưa từng mang thai, sinh con. Sau khi ông hoàng này băng hà, bà được đưa tới chùa Cảm Nghiệp làm nữ tu.

Không cam chịu sống phần đời còn lại ở chùa Cảm Nghiệp, Võ Tắc Thiên đã chiếm được trái tim của Đường Cao Tông Lý Trị - con trai của Lý Thế Dân - để có thể trở lại hoàng cung. Lý Trị lên ngôi vua sau khi Lý Thế Dân băng hà. Một số sử liệu cho rằng, Lý Trị và Võ Tắc Thiên đã dan díu với nhau từ khi Đường Thái Tông còn sống.

Không cam chịu sống phần đời còn lại ở chùa Cảm Nghiệp, Võ Tắc Thiên đã chiếm được trái tim của Đường Cao Tông Lý Trị - con trai của Lý Thế Dân - để có thể trở lại hoàng cung. Lý Trị lên ngôi vua sau khi Lý Thế Dân băng hà. Một số sử liệu cho rằng, Lý Trị và Võ Tắc Thiên đã dan díu với nhau từ khi Đường Thái Tông còn sống.

Sau khi được Lý Trị đón về cung, Võ Tắc Thiên được phong là Võ Chiêu Nghi. Kể từ đó, bà bắt đầu tranh sủng, loại bỏ các tình địch là Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi. Trong đó, để loại bỏ Vương hoàng hậu, Võ Tắc Thiên đã đổ tội cho bà hoàng này giết con gái của mình là công chúa An Định.

Sau khi được Lý Trị đón về cung, Võ Tắc Thiên được phong là Võ Chiêu Nghi. Kể từ đó, bà bắt đầu tranh sủng, loại bỏ các tình địch là Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi. Trong đó, để loại bỏ Vương hoàng hậu, Võ Tắc Thiên đã đổ tội cho bà hoàng này giết con gái của mình là công chúa An Định.

Vì tin lời Võ Tắc Thiên, Lý Trị đã kết tội Vương hoàng hậu và phế ngôi hậu của bà. Một thời gian sau, Võ Tắc Thiên được phong làm hoàng hậu. Dân gian truyền rằng, bà có được ngôi hoàng hậu này nhờ chính tay giết hại công chúa An Định chết yểu rồi vu oan cho Vương Hoàng hậu.

Vì tin lời Võ Tắc Thiên, Lý Trị đã kết tội Vương hoàng hậu và phế ngôi hậu của bà. Một thời gian sau, Võ Tắc Thiên được phong làm hoàng hậu. Dân gian truyền rằng, bà có được ngôi hoàng hậu này nhờ chính tay giết hại công chúa An Định chết yểu rồi vu oan cho Vương Hoàng hậu.

Về sau, Võ Tắc Thiên còn ép chết Thái tử Lý Trung lập con cả Lý Cường làm thái tử. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, bà hoàng này cũng sát hại Thái tử Lý Trung trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc vì có thái độ bất mãn, chống đối bà.

Về sau, Võ Tắc Thiên còn ép chết Thái tử Lý Trung lập con cả Lý Cường làm thái tử. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, bà hoàng này cũng sát hại Thái tử Lý Trung trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc vì có thái độ bất mãn, chống đối bà.

Con trai thứ hai tên Lý Hiền được Võ Tắc Thiên đôn lên vị trí thế tử nhưng cũng chịu số phận giống Lý Trung vào năm 684. Năm 683, Lý Trị băng hà và để lại di chiếu mọi việc đều do Võ hậu quyết định. Vì vậy, mặc dù Lý Hiển đăng cơ lên ngôi vua nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay vị thái hậu này.

Con trai thứ hai tên Lý Hiền được Võ Tắc Thiên đôn lên vị trí thế tử nhưng cũng chịu số phận giống Lý Trung vào năm 684. Năm 683, Lý Trị băng hà và để lại di chiếu mọi việc đều do Võ hậu quyết định. Vì vậy, mặc dù Lý Hiển đăng cơ lên ngôi vua nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay vị thái hậu này.

Sau đó, Võ Tắc Thiên trở thành thái hậu đầu tiên của nhà Đường và cũng là Thái hậu đầu tiên trong lịch sử phong kiến thực hiện “lâm triều xưng đế”.

Sau đó, Võ Tắc Thiên trở thành thái hậu đầu tiên của nhà Đường và cũng là Thái hậu đầu tiên trong lịch sử phong kiến thực hiện “lâm triều xưng đế”.

Sau nhiều năm thâu tóm quyền lực trong triều, loại bỏ bất cứ ai chống đối cũng như phế bỏ các vị vua nhà Đường bị bà cho là bất tài, Võ Tắc Thiên chính thức lên ngôi vua năm 690, đổi nhà Đường thành nhà Chu. Bà được quần thần tôn hiệu bà là Thánh thần Hoàng đế và ngồi trên ngai vàng trong 15 năm trước khi băng hà.

Sau nhiều năm thâu tóm quyền lực trong triều, loại bỏ bất cứ ai chống đối cũng như phế bỏ các vị vua nhà Đường bị bà cho là bất tài, Võ Tắc Thiên chính thức lên ngôi vua năm 690, đổi nhà Đường thành nhà Chu. Bà được quần thần tôn hiệu bà là Thánh thần Hoàng đế và ngồi trên ngai vàng trong 15 năm trước khi băng hà.

Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-gay-soc-ve-vi-thai-hau-dau-tien-lam-trieu-xung-de-2000295.html