Mỹ nhân ấy dung nhan rạng ngời, đôi lông mày như vẽ, đôi mắt trong như nước mùa thu, Tào Tháo nghe đồn đã lâu nên luôn khao khát chiếm được nàng.
Trong khói lửa chiến tranh của Tam quốc, có một người phụ nữ khiến cả ba cha con Tào Tháo si mê theo đuổi đó chính là Chân phi. Tương truyền rằng, khi biết tin Tào Phi đã nhanh chân một bước cướp mất Chân Phi, Tào Tháo đuổi theo đến Viên Thượng phủ đệ và thốt lên đầy tiếc nuối: “ Ta chính là vì nàng tài nữ này mới đánh trận này”.
Từ nhỏ Chân Phi đã nổi tiếng là người thông minh đức hạnh. Cuối thời kỳ Đông Hán, chiến tranh loạn lạc liên miên, quê hương của nàng nạn đói hoành hành, bách tính tha hương cầu thực khắc nơi. Năm đó, ở Hà Bắc xương chất đầy đường, người chết đói nhiều không kể xiết. Nhiều nhà đem vàng bạc châu báu lần lượt đổi lấy lương thực để sống qua ngày. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Phi.
Nhà Chân Phi vẫn còn dự trữ được một lượng lớn ngũ cốc. Nhìn thấy vẻ hoan hỉ rạng rỡ của mẹ và anh trai chị dâu trước đống vàng bạc châu báu vừa đổi bằng lương thực, Chân Phi mới chỉ là đứa trẻ lên 12 đã biết khuyên mẹ và anh trai nên đem ngũ cốc chia cho hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích để cứu đói hơn việc đổi lấy vàng bạc mà rước họa vào thân. Nhờ đức hạnh của nàng mà những người sống xung quanh Chân gia đã vượt qua được kiếp nạn. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Phi.
Năm nàng Chân Phi 15 tuổi, dung nhan rạng ngời, đôi lông mày như vẽ, đôi mắt trong như nước mùa thu, phong thái yểu điệu, yêu kiều, quả là trang quốc sắc thiên hương nổi tiếng khắp vùng. Tào Tháo nghe đồn đã lâu nên luôn khao khát chiếm được nàng. Nhưng Tào Tháo đã chậm một bước, Chân Phi được gả cho con trai thứ Viên Hy của Viên Thiệu, tình cảm hai người rất mặn nồng, hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc chưa tày gang, Viên Thiệu lệnh cho Viên Hy đến trấn thủ U Châu. Từ đó hai người hai phương biền biệt, mãi mãi không gặp lại. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Phi.
Sau này cha con Viên Thiệu bại dưới tay Tào Tháo, ba cha con nhà Tào Tháo ai cũng muốn cướp nàng. Trong “ Thế thuyết tân ngữ” có ghi: Thái tổ (tức Tào Tháo) tấn công Hạ Nghiệp, Văn Đế (Tào Phi) là người đầu tiên xông vào phủ Viên Thượng, gặp một phụ nữ đang úp mặt xuống khóc nức nở liền hỏi Lưu hậu vợ Viên Thiệu thì biết đó chính là Chân Phi. Khi nàng ngẩng mặt lên, Tào Phi đã bị sắc đẹp của nàng làm ngây dại nên đã không giết mà đưa về phủ. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Phi.
Tào Tháo hay tin tuy đầy tiếc nuối nhưng không giống Đổng Trác quyết giành giật nàng Chân Phi với con trai mình mà chỉ biết than trời mình lại chậm chân thêm lần nữa. Tương truyền, không chỉ có Tào Tháo và Tào Phi mê mẩn sắc đẹp của nàng Chân Phi mà đến Tào Thực 5 tuổi cũng thấy rung động. Mối tình ngang trái dành cho chị dâu tài năng xinh đẹp của Tào Thực cũng trở thành đề tài nổi tiếng đương thời. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Phi.
Sau khi Ngụy Quốc thành lập, Chân Phi tuổi đã tứ tuần, Tào Phi mới 34 tuổi đang ở đỉnh cao, hậu cung giai nhân như mây khói. Vì thế, Chân Phi dần dần thất sủng, Tào Phi chỉ phong cho Chân Phi làm phi, ngôi mẫu nghi thiên hạ vượt khỏi tầm tay, Chân Phi dần dần thất sủng, u uất, ấm ức cuối cùng nàng gửi gắm vào thơ. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Phi.
Vốn đã không còn sủng ái, lâu nay sẵn nghi ngờ mối tình của nàng với em trai Tào Thực, thêm sự xúc xiểm của ái phi Quách thị, khi đọc được thơ của nàng Tào Phi nổi cơn thịnh nộ ban cho nàng cái chết. Khi biết tin Tào Thực đã đau đớn viết bài thơ nổi tiếng “Lạc Thần Phú”. Thương thay nàng Chân Phi một kiếp hồng nhan, tài năng xuất chúng nhưng phận thảm. Mãi đến khi con trai nàng là Tào Duệ nối ngôi mới truy phong cho nàng là Văn Chiêu hoàng hậu. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Phi.