Bí mật trong tượng Phật bằng đá lớn nhất TG: Chuyên gia tìm thấy!

Lạc Sơn Đại Phật ở Trung Quốc là tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới. Các chuyên gia phát hiện bên trong bức tượng khổng lồ này ẩn giấu bí mật lớn.

Nằm cách thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc 160 km về phía nam, Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới. Bức tượng khổng lồ này có niên đại hơn 1.300 tuổi và được tạc vào núi Lăng Vân.

Nằm cách thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc 160 km về phía nam, Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới. Bức tượng khổng lồ này có niên đại hơn 1.300 tuổi và được tạc vào núi Lăng Vân.

Đây cũng là bức tượng Phật cao nhất thế giới. Lạc Sơn Đại Phật cao 71m, vai rộng 28m, lông mày dài 5,5m, mũi cao 6m và tai dài 7m có khả năng giữ hai người bên trong.

Đây cũng là bức tượng Phật cao nhất thế giới. Lạc Sơn Đại Phật cao 71m, vai rộng 28m, lông mày dài 5,5m, mũi cao 6m và tai dài 7m có khả năng giữ hai người bên trong.

Mỗi bàn chân trần của bức tượng dài 11m, rộng 8,5m, đủ chỗ cho hơn 100 người ngồi.

Mỗi bàn chân trần của bức tượng dài 11m, rộng 8,5m, đủ chỗ cho hơn 100 người ngồi.

Lạc Sơn Đại Phật được cho là tạc Phật Di Lặc - đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni (người sáng lập Phật giáo), tượng trưng cho sự sáng suốt và hạnh phúc. Việc tôn thờ Phật Di Lặc đặc biệt phổ biến trong giai đoạn giữa thế kỷ thứ 4 - 7.

Lạc Sơn Đại Phật được cho là tạc Phật Di Lặc - đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni (người sáng lập Phật giáo), tượng trưng cho sự sáng suốt và hạnh phúc. Việc tôn thờ Phật Di Lặc đặc biệt phổ biến trong giai đoạn giữa thế kỷ thứ 4 - 7.

Vào năm 1996, Lạc Sơn Đại Phật được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Vào năm 1996, Lạc Sơn Đại Phật được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Khi nghiên cứu về bức tượng Phật khổng lồ này, các chuyên gia đã có khám phá bất ngờ. Họ từng phát hiện có một cánh cửa bí mật ở phần ngực tượng Phật trong quá trình trùng tu.

Khi nghiên cứu về bức tượng Phật khổng lồ này, các chuyên gia đã có khám phá bất ngờ. Họ từng phát hiện có một cánh cửa bí mật ở phần ngực tượng Phật trong quá trình trùng tu.

Khi kiểm tra vị trí đó, các chuyên gia biết được những kẻ trộm đã đột nhập vào bên trong Lạc Sơn Đại Phật. Chúng lẻn vào bên trong bức tượng thông qua cánh cửa trên.

Khi kiểm tra vị trí đó, các chuyên gia biết được những kẻ trộm đã đột nhập vào bên trong Lạc Sơn Đại Phật. Chúng lẻn vào bên trong bức tượng thông qua cánh cửa trên.

Theo đó, những kẻ trộm đã lấy đi một số món đồ có giá trị. Chúng bỏ lại bia đá và một số mẩu sắt vụn.

Theo đó, những kẻ trộm đã lấy đi một số món đồ có giá trị. Chúng bỏ lại bia đá và một số mẩu sắt vụn.

Việc tìm thấy những thứ trên bên trong Lạc Sơn Đại Phật giúp các chuyên gia phát hiện một bí mật lớn. Do bức tượng Phật khổng lồ này nằm ở ngã ba sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y nên thường xuyên bị chìm một phần xuống dưới nước khi vào mùa mưa bão.

Việc tìm thấy những thứ trên bên trong Lạc Sơn Đại Phật giúp các chuyên gia phát hiện một bí mật lớn. Do bức tượng Phật khổng lồ này nằm ở ngã ba sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y nên thường xuyên bị chìm một phần xuống dưới nước khi vào mùa mưa bão.

Cánh cửa bí mật ở phần ngực tượng Lạc Sơn Đại Phật được các chuyên gia cho rằng có tác dụng chống thấm nước gián tiếp. Nhờ cánh cửa này, bức tượng sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước sông dâng cao khiến công trình này bị ngập trong nước. Vậy nên, Lạc Sơn Đại Phật tồn tại suốt hàng ngàn năm mà không bị phá hủy bởi tác động của thiên nhiên.

Cánh cửa bí mật ở phần ngực tượng Lạc Sơn Đại Phật được các chuyên gia cho rằng có tác dụng chống thấm nước gián tiếp. Nhờ cánh cửa này, bức tượng sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước sông dâng cao khiến công trình này bị ngập trong nước. Vậy nên, Lạc Sơn Đại Phật tồn tại suốt hàng ngàn năm mà không bị phá hủy bởi tác động của thiên nhiên.

Mời độc giả xem video: Tượng phật Việt Nam vào top ảnh du lịch đẹp nhất thế giới. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-trong-tuong-phat-bang-da-lon-nhat-tg-chuyen-gia-tim-thay-1648931.html