Bí mật về 10.000 dòng code khiến 125 tỷ đồng tự chạy vào túi đại gia
1 cuộc đấu giá kỳ lạ, vật phẩm là 10.000 dòng code lạ đã khiến 5 triệu USD 'mọc chân' tự chạy vào túi Berners Lee.
Mới đây, cuộc đấu giá dưới dạng NFT cho mã nguồn của ngài Tim Berners Lee, 10.000 dòng code khởi đầu cho thế giới web ngày nay, đã hoàn tất. Mức giá cuối cùng của người chiến thắng là 5.434.500 USD (tương đương 125,4 tỷ đồng).
Những dòng code này được mệnh danh là "nguyên thần khai sinh" ra thế giới world wide web để các trang web có thể hiển thị tài liệu HTML cũng như có thể xuất bản và liên kết với nhau.
Đây được coi là 1 trong những sản phẩm đấu giá đắt đỏ nhất lịch sử tác phẩm kỹ thuật số.
Sau khi mới thông báo, việc bán đấu giá các dòng code này nhận được nhiều phản ứng dữ dội, với các lý do như không tin tưởng vào NFT, các mối lo ngại về môi trường do được thực hiện trên nền tảng blockchain.
Tuy nhiên, ông Berners Lee và vợ mình cho biết, họ sẽ sử dụng số tiền thu được từ buổi đấu giá để ủng hộ cho những sáng kiến mà họ hỗ trợ.
Trong cuộc phỏng vấn với The Guardian, Berners Lee cho biết: "Điều này hết sức bình thường. Tôi đang bán một bức tranh mà tôi làm ra, với ngôn ngữ lập trình Python mà tôi tự viết, cho các dòng mã nguồn sẽ trông như thế nào nếu tôi gắn nó lên tường và ký tên tôi vào đó".
Theo nhà đấu giá Sothebys, người đứng ra đảm nhiệm việc đấu giá các dòng code này, tình trạng bảo mật dữ liệu của món hàng này "đặc biệt cao".
Trước đó, dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey trên Twitter cũng được đấu giá thành công dạng NFT với giá 2,9 triệu USD gây chấn động làng công nghệ.
Jack Dorsey đã rao bán dòng tweet dưới dạng NFT trên khu chợ số Valuables và chỉ sau vài phút đã có người ra giá 88.888 USD. Sau hơn 2 tuần đấu giá, NFT này cuối cùng cũng thuộc về CEO Sina Estavi. Được biết, số tiền này anh sẽ quyên góp cho chương trình từ thiện Africa Response của Give Directly.
NFT là tên gọi tắt của một sản phẩm kỹ thuật số như bức tranh, bức ảnh, những hình ảnh động hay một bản nhạc hoặc video, được chứng thực dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) - công nghệ đã tạo nên tiền điện tử.
NFT là loại tài sản mang tính độc nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm giả.
Đối với những người đã bỏ ra hàng triệu USD để mua những vật phẩm dạng NFT này, điều họ lo ngại nhất là máy chủ hoặc đường dẫn đến chúng bị hỏng, khiến tài sản của họ biến mất.
Tuy nhiên, Sothebys cho biết nền tảng mà họ lưu trữ đặc biệt sẽ giúp tối đa khả năng bảo mật dữ liệu.
Vấn đề còn lại chỉ có thể là bản thân bộ sưu tập.
Khi một số người cho biết, dù mã lưu trữ vẫn còn nguyên vẹn, nhưng đoạn video đính kèm thương vụ này hiển thị không chính xác một số dấu ngoặc nhọn.
Tất nhiên dựa vào mã nguồn này, bạn hoàn toàn có thể biên soạn một trình duyệt web riêng cho mình – nhưng với trải nghiệm web của những năm 1990 và số tiền bỏ ra đến hàng triệu USD cho nó – điều này không xứng đáng chút nào.
Việc trao đổi các NFT đang được thực hiện với tiền điện tử bitcoin trên các trang web đặc biệt, với giá trị giao dịch lên tới vài trăm triệu USD/tháng.
Diệu Minh (Tổng hợp)